Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19: Gỡ nút thắt thị trường, khơi thông nguồn vốn

Nhóm phóng viên |

Dự kiến vào ngày 9.5 tới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có buổi đối thoại trực tuyến với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất k inh doanh. Trước thềm sự kiện quan trọng này, PV Báo Lao Động ghi nhận thêm nhiều kiến nghị, giải pháp của cộng đồng doanh nghiệp, đại diện các hiệp hội ngành nghề...

Sớm khơi thông dòng vốn…

Theo ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, ở thời điểm hiện nay, thành phố cần đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị trường nội địa nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho xuất khẩu và các thị trường nước ngoài khi các nước nới lỏng cách ly.

Trong đó, việc cách ly xã hội cần được từng bước nới lỏng để hồi lại môi trường sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt cần nhanh chóng khai thông hàng hóa tại cảng và khâu vận chuyển, lưu thông. Đối với các doanh nghiệp tham gia các lĩnh vực sản phẩm mới, đặc biệt là những sản phẩm phục vụ phòng chống dịch, các cấp các ngành cần tập trung giải quyết nhanh các thủ tục xác nhận điều kiện hợp quy sản phẩm cũng như các thủ tục để xuất khẩu sang các nước có nhu cầu về khẩu trang, bảo hộ y tế, máy thở… Thành phố cần hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các chương trình kết nối cung cầu, kết nối doanh nghiệp,  kết nối sản xuất với các kênh tiêu thụ truyền thống, hiện đại.

Trong khi đó bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TPHCM cho hay, các doanh nghiệp ngành lương thực - thực phẩm hiện gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị TPHCM có kiến nghị với Chính phủ để tăng cường dòng vốn cho doanh nghiệp.

Đơn cử các quy định cho phép doanh nghiệp được miễn, giảm, giãn nộp các loại thuế, phí. Hiện nay yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh thiệt hại từ mức 50% trở lên. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp bị suy giảm 20%-30% nhiều khi đã kiệt quệ, có khi doanh nghiệp đã chết lâm sàn, lấy đâu ra kinh phí để nộp, còn đâu để chờ đến khi chứng minh thiệt hại mức 50% trở lên.

“Nếu dòng vốn cho doanh nghiệp được khai thông sớm cùng với các chính sách hỗ trợ được thực hiện với thủ tục thông thoáng, doanh nghiệp có điều kiện để triển khai nhanh việc tái cấu trúc, mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ thì có cơ hội lớn trong việc xuất khẩu trở lại” - bà Lý Kim Chi nhận định.

Với các doanh nghiệp bất động sản, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho biết, ngay từ 2018-2019 thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu, sản phẩm. Các dự án sụt giảm ở mức trên dưới 60%. Lĩnh vực bất động sản liên quan đến 95 ngành nghề và hàng triệu lao động, công ăn việc làm. Ngành bất động sản hiện gặp khó khăn vì pháp luật chồng chéo, thiếu đồng bộ.

“Chúng tôi hoan nghênh sự hỗ trợ để doanh nghiệp không bị phá sản. Việc thúc đẩy thị trường sẽ có tính dẫn dắt trong nền kinh tế. Tuy nhiên dù thành phố đã có 15 cuộc họp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp bất động sản nhưng đến thời điểm này nhiều vấn đề vẫn chưa giải quyết được dứt điểm. Hiện doanh nghiệp bất động sản trước hết cần được cấp cứu về nguồn vốn. Với 180 dự án mặt bằng chuyên doanh liên quan đất công, đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cố gắng có kết luận sớm để doanh nghiệp kịp đưa vào triển khai.

“Chúng tôi kiến nghị thành phố giải quyết dứt điểm kiến nghị gần đây của 19 doanh nghiệp bất động sản liên quan đến các dự án nhà ở xã hội” - ông Châu nói thêm.

Và giải bài toán thị trường

Đặt trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng của người dân đang hồi phục nhưng chưa được như kỳ vọng, vấn đề thị trường đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hồi phục sản xuất kinh doanh sau dịch.

Dữ liệu khảo sát của VCCI vào tháng 4.2020 cho thấy, gần 85% doanh nghiệp cho biết họ đã bị mất hoặc thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần 60% doanh nghiệp bị thiếu vốn hoặc dòng tiền kinh doanh và 45% doanh nghiệp bị thiếu nguồn cung nguyên liệu đầu vào.

Theo số liệu từ các hiệp hội chế biến gỗ, da giày và dệt may cho thấy đang có sự sụt giảm các đơn hàng từ 10% đến 30% thậm chí đến 50% và theo đó dự kiến xuất khẩu năm 2020 sẽ giảm từ 25%-30%.

Với các thực tế trên, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam nhìn nhận, lo lắng lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay trong quá trình hồi phục sau dịch COVID-19 là thị trường và thanh khoản, nhất là thanh khoản vì hiện việc vay vốn ngân hàng rất khó. Chưa kể, thị trường tiêu thụ cũng là vấn đề rất khó khăn với các doanh nghiệp sản xuất, thậm chí có thể kéo dài trong 3-4 tháng tới.

Theo đó, TS Lê Duy Bình đánh giá, để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh, Chính phủ nên chỉ đạo các bộ ngành như Bộ KHĐT, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng mới của thị trường. Có thông điệp rõ ràng và cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các doanh nghiệp.

“Dĩ nhiên dù nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, công khai minh bạch các thủ tục và cơ chế cụ thể nhưng muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng phải tự cứu mình” - ông Bình nhấn mạnh.

Cần sự bảo lãnh của Chính phủ

Xung quanh một số thắc mắc của doanh nghiệp về việc khó tiếp cận vốn ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: Dịch COVID-19 xảy ra đã tác động trên diện rất rộng đến các doanh nghiệp (DN) và người dân, có DN chịu tác động trực tiếp, có DN chịu tác động gián tiếp, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Tác động đầu tiên là các ngân hàng là một DN cung ứng dịch vụ ngân hàng và thanh toán cho DN, nên DN và người dân bị ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh thì nguồn thu dịch vụ của các ngân hàng cũng bị giảm xuống, ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng là trung gian tài chính, nhận tiền gửi của DN và người dân và cho vay. Do đó, khi DN và người dân bị ảnh hưởng, không có nguồn thu thì khó khăn trong trả nợ, làm ảnh hưởng tới chất lượng tài sản của các ngân hàng.

Chính vì vậy theo bà Nguyễn Thị Hồng, bài toán khó hiện nay là làm sao ngân hàng thực hiện các giải pháp quyết liệt để hỗ trợ tối đa cho DN và người dân chịu tác động của dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo không phá vỡ các tiêu chí an toàn hoạt động.

“Bởi nếu hạ chuẩn cho vay, phá vỡ các tiêu chí thì hệ thống ngân hàng sẽ đối mặt nguy cơ bất ổn trở lại như giai đoạn trước đây” - bà Hồng nói.

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ và các bộ ngành liên quan trước mắt cho phép doanh nghiệp và người lao động ngừng đóng BHXH, BHTN và tuỳ theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng; dùng tiền kết dư của BHXH, BHTN hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động và 50% còn lại doanh nghiệp tự lo, dùng tiền kết dư BHXH, BHTN cho doanh nghiệp vay không lấy lãi để chi trả các chi phí cho người lao động.

Đồng thời, cho phép chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2019 đến hết năm 2020 và không tính lãi chậm nộp; hoãn thuế VAT cho các doanh nghiệp trong năm 2020 và không tính lãi nộp; hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho các khoản đã vay trước năm 2020 đồng thời xin giãn các khoản nợ đến hạn trong năm 2020. đặng tiến ghi

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp du lịch sau mùa dịch

Thái An |

Trước sức ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Việt Nam lao đao, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.

Các ngân hàng cần hy sinh lợi nhuận nhiều hơn nữa

Văn Nguyễn |

Theo yêu cầu của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 4 ngân hàng thương mại quốc doanh có thể sẽ phải cắt giảm tới 40% lợi nhuận trong năm nay để có cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19

Cao Nguyên |

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài chính phải hồi tố khoản tiền thuế mà các doanh nghiệp đã nộp từ năm 2017-2018 theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về áp trần tỉ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết. Về vấn đề này, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc hồi tố rất cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do dịch COVID-19. Và khoản kinh phí phải trả gần 5.000 tỉ đồng nên cho khấu trừ dần vào tiền thuế các năm tiếp theo là khả thi.

VCCI đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong dịch COVID-19

Khánh Vũ (ghi) |

Trong các kiến nghị gửi Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Chính phủ hỗ trợ để doanh nghiệp ổn định sản xuất, người lao động nghỉ việc do COVID-19 không bị mất việc làm.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp du lịch sau mùa dịch

Thái An |

Trước sức ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Việt Nam lao đao, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.

Các ngân hàng cần hy sinh lợi nhuận nhiều hơn nữa

Văn Nguyễn |

Theo yêu cầu của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 4 ngân hàng thương mại quốc doanh có thể sẽ phải cắt giảm tới 40% lợi nhuận trong năm nay để có cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19

Cao Nguyên |

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài chính phải hồi tố khoản tiền thuế mà các doanh nghiệp đã nộp từ năm 2017-2018 theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về áp trần tỉ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết. Về vấn đề này, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc hồi tố rất cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do dịch COVID-19. Và khoản kinh phí phải trả gần 5.000 tỉ đồng nên cho khấu trừ dần vào tiền thuế các năm tiếp theo là khả thi.

VCCI đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong dịch COVID-19

Khánh Vũ (ghi) |

Trong các kiến nghị gửi Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Chính phủ hỗ trợ để doanh nghiệp ổn định sản xuất, người lao động nghỉ việc do COVID-19 không bị mất việc làm.