Lão nông hiến đất mặt tiền ủng hộ phòng dịch COVID-19

HƯNG THƠ |

Gia đình làm nông, đang nuôi 3 người con ăn học, nhưng ông Hà Khoa đã viết đơn xin hiến đất để bán, ủng hộ kinh phí cho việc phòng chống dịch COVID-19.

Ủng hộ cái gì cho xứng đáng!

2 tháng nay, ngày nào ông Hà Khoa (sinh năm 1962, trú tại thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cũng quan tâm theo dõi tin tức về dịch COVID-19, từ thời sự trên tivi, đến thông tin các báo, loa tuyên truyền ở xã… Ông Khoa và vợ làm nông, có 4 người con thì 1 người đã lập gia đình, 3 đứa đang đi học. Cả gia đình ông ở nông thôn, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, ngoài vườn, nên không đáng lo lắm.

Nhưng rồi, dịch bệnh ngày càng căng thẳng. Vì vậy, Chính phủ ra quyết định cách ly toàn bộ những công dân Việt Nam nhập cảnh về nước, nhiều hoạt động phải tạm dừng, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng… Thấy tình hình khẩn cấp như trên, thông tin cập nhật từng giờ, các lực lượng quân đội cũng vào cuộc làm nhiệm vụ cách ly phòng dịch, từ hôm đó đi làm ngoài rẫy, ông Khoa và vợ chung tâm trạng, cứ lo lo.

Hôm nghe lời phát động, kêu gọi các cá nhân, tổ chức ủng hộ kinh phí phòng chống dịch bệnh, ban đầu ông Khoa nghĩ đến việc bỏ ra mấy triệu đồng tiền tích cóp để hưởng ứng. “Nhưng mấy triệu thì không ăn thua, ủng hộ cái chi (gì) cho xứng đáng hè” - ông Khoa tự đặt câu hỏi. Rồi ông nghĩ đến miếng đất của gia đình, nếu bán đi, khả năng sẽ thu được mấy trăm triệu đồng.

Đem ý tưởng hiến miếng đất để bán, lấy tiền ủng hộ phòng dịch bệnh, vợ và các con của ông không ai phản đối. Vì vậy, sáng hôm sau, ông rủ thêm đứa cháu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Hướng Tân đi ra huyện để xin trình bày việc hiến đất.

“Sống mà không cống hiến thì tẻ nhạt lắm”

Nghe lãnh đạo UBND huyện Hướng Hóa thông tin về trường hợp tự nguyện hiến đất để bán ủng hộ cho việc phòng dịch COVID-19, tôi cùng ông Hồ Ngọc Tình - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hướng Hóa - đã vào tận nhà của ông Khoa để hỏi thăm. Gần suốt cuộc đời làm nông, gia đình ông Khoa dựng được căn nhà kha khá so với những gia đình khác ở vùng quê Tân Linh. Ông Khoa bảo, chỉ dựng được cái xác nhà, chứ ở trong cũng không có gì giá trị cho lắm.

“Không phải khấm khá, dư giả mà mình đi hiến đất. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, sống mà không cống hiến thì sẽ rất tẻ nhạt. Và tôi ủng hộ, cùng Chính phủ phòng chống dịch thì cũng coi như phòng cho mình” - ông Khoa nói.

Miếng đất mà ông Khoa hiến cho chính quyền hiện trong quá trình hoàn thiện cấp sổ đỏ, có chiều ngang khoảng 15 mét, chiều dài khoảng 45 mét. Đất ở ngay mặt tiền đường Hồ Chí Minh, sau lưng là hồ thủy điện Rào Quán, nên cảnh rất đẹp. Một số miếng đất ở vị trí tương tự được bán với giá khoảng 20 triệu đồng/mét ngang, nên ít nhất diện tích đất của ông Khoa hiến cho chính quyền cũng bán được chừng 300 triệu đồng.

Theo ông Hồ Ngọc Tình, đầu tuần sau, địa phương sẽ hoàn thành việc cấp sổ đỏ cho miếng đất, tiếp đó sẽ phối hợp với ông Khoa tổ chức bán miếng đất. Số tiền thu được từ bán đất sẽ được ủng hộ cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của địa phương. Ông Đặng Trọng Vân - Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa - cho hay, ông cũng rất bất ngờ khi nhận được thông tin việc ông Khoa hiến đất. Đó là việc làm rất đáng trân trọng.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Nữ Chủ tịch Công đoàn may khẩu trang phát miễn phí cho người dân

TRẦN TUẤN |

Nhận thấy nhiều người dân vẫn chưa dùng khẩu trang trong khi diễn biến dịch COVID-19 đang phức tạp, tranh thủ thời gian đang nghỉ dạy, cô giáo Đậu Thị Thắm - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tự may hàng trăm chiếc khẩu trang phát miễn phí cho người dân.

Đôi vợ chồng năn nỉ hớt tóc, gội đầu miễn phí cho bệnh nhân

Lục Tùng |

Hớt tóc từ thiện có lẽ có rất nhiều người làm, nhưng từ thiện đến mức phải đến tận giường bệnh nhân năn nỉ để được hớt tóc, gội đầu miễn phí thì có lẽ chỉ có vợ chồng người hớt tóc ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Chủ nhà trọ nghĩa tình

Nam Dương |

Từ hơn một tháng qua, trong khi nhiều người lao động (NLĐ) phải loay hoay với việc lo mua khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn để phòng chống dịch COVID-19, thì hơn 100 công nhân (CN) ở trong khu nhà trọ của gia đình bà Phù Nhật Phượng (khu phố 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) lại đỡ vất vả hơn. Bởi ngay từ khi những thông tin chính thức về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh được thông báo, bà Phượng đã có những biện pháp giúp họ phòng chống dịch.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Nữ Chủ tịch Công đoàn may khẩu trang phát miễn phí cho người dân

TRẦN TUẤN |

Nhận thấy nhiều người dân vẫn chưa dùng khẩu trang trong khi diễn biến dịch COVID-19 đang phức tạp, tranh thủ thời gian đang nghỉ dạy, cô giáo Đậu Thị Thắm - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tự may hàng trăm chiếc khẩu trang phát miễn phí cho người dân.

Đôi vợ chồng năn nỉ hớt tóc, gội đầu miễn phí cho bệnh nhân

Lục Tùng |

Hớt tóc từ thiện có lẽ có rất nhiều người làm, nhưng từ thiện đến mức phải đến tận giường bệnh nhân năn nỉ để được hớt tóc, gội đầu miễn phí thì có lẽ chỉ có vợ chồng người hớt tóc ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Chủ nhà trọ nghĩa tình

Nam Dương |

Từ hơn một tháng qua, trong khi nhiều người lao động (NLĐ) phải loay hoay với việc lo mua khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn để phòng chống dịch COVID-19, thì hơn 100 công nhân (CN) ở trong khu nhà trọ của gia đình bà Phù Nhật Phượng (khu phố 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) lại đỡ vất vả hơn. Bởi ngay từ khi những thông tin chính thức về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh được thông báo, bà Phượng đã có những biện pháp giúp họ phòng chống dịch.