Phó Thủ tướng: Khẩn trương trình phương án xử lý việc nợ đọng tiền thuốc

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẩn trương trình phương án xử lý tình trạng nợ đọng tiền thuốc, vật tư thuộc diện bảo hiểm y tế chi trả do thanh toán vượt trần.

Ngày 21.9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Y tế, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 376/QĐ-TTg, ngày 17.3.2021, của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp dược 10 - 12%. Tổng giá trị thuốc ước tính sử dụng 6,92 tỉ USD vào năm 2021, tương đương 73 USD/người.

Thuốc trong nước chiếm 45% tổng giá trị tiền thuốc điều trị. 228 nhà máy sản xuất dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó 14,3% tự động hoá hoàn toàn, 68,1% có thiết bị tự động.

Hiện các doanh nghiệp dược phẩm chủ yếu tập trung sản xuất thuốc tương đương thuốc phát minh (thuốc generic), chưa chú trọng vào nghiên cứu sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc mới thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc phát minh…

Trong khi đó, tại thị trường dược Việt Nam, các thuốc phát minh chỉ chiếm 3%, nhưng chiếm tới 22% giá trị, chủ yếu nhập khẩu. Tương tự, thuốc công nghệ cao, thuốc mới, thuốc chuyên khoa đặc trị… sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh chiếm tỉ lệ lớn về giá trị tiền thuốc, mặc dù số lượng sử dụng chiếm tỉ lệ thấp.

Ngoài ra, việc đàm phán giá, đấu thầu tập trung thuốc phát minh còn chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó có tình trạng thiếu thông tin tham khảo, so sánh giá. Chính sách quản lý giá thuốc, định hướng sử dụng thuốc generic… cũng hạn chế việc chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc mới, thuốc phát minh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: Đình Nam

Ông Đinh Xuân Huấn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dược Việt Nam kiến nghị, trong thời gian tới các doanh nghiệp dược cần được tháo gỡ khó khăn liên quan đến nguồn tài chính do hiện nay tỉ lệ nợ tiền thuốc sử dụng của các cơ sở khám chữa bệnh rất lớn, cơ chế đầu tư sản xuất thuốc công nghệ cao cần có sự linh hoạt kết hợp cả sản xuất các loại thuốc thông thường khác.

Bà Trần Thị Thư, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam đề xuất, cần có các cuộc họp thường xuyên giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp dược để cập nhật, xử lý những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

Ghi nhận các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của chiến lược phát triển công nghiệp dược là bảo đảm có đủ thuốc tốt, giá hợp lý nhất cho người dân. "Việc này dù khó cũng phải làm" - Phó Thủ tướng nói.

Khẳng định tinh thần "sửa Luật Dược nhanh nhất có thể", Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo, không chỉ tập trung xử lý những vấn đề trước mắt, mà phần chú ý cả những mục tiêu dài hạn, như định hướng phát triển công nghiệp dược, hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, các hiệp hội, doanh nghiệp dược chủ động nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ rất cụ thể những khó khăn, vướng mắc "chứ không chỉ kêu".

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế xử lý dứt điểm vấn đề gia hạn số đăng ký lưu hành thuốc; khẩn trương có báo cáo về cơ chế tham chiếu thuốc phát minh (biệt dược gốc) trong đăng ký lưu hành thuốc; sớm hoàn thành quy định về phí thẩm định hồ sơ cấp phép số đăng ký lưu hành thuốc; khẩn trương sửa đổi Thông tư 30/2018/TT-BYT về ban hành danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hoá dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo hướng cập nhật hàng năm, hoặc trong trường hợp cần thiết.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẩn trương trình phương án xử lý tình trạng nợ đọng tiền thuốc, vật tư thuộc diện bảo hiểm y tế chi trả do thanh toán vượt trần.

"Bộ Y tế cần tổ chức họp, làm việc định kỳ với hiệp hội, doanh nghiệp dược phẩm, cùng các bộ, ngành liên quan để xử lý ngay các vấn đề cụ thể phát sinh trong thực tiễn", Phó Thủ tướng nói.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Bộ Y tế: Có tâm lý e dè dẫn tới thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có rất nhiều nguyên nhân của việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế như sau dịch COVID-19, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng vọt, ngoài ra, có tâm lý e dè của một số đơn vị, người đứng đầu đơn vị trong việc mua sắm; một số đơn vị của Bộ Y tế vừa qua quá tập trung vào công tác phòng chống dịch.

Lấp lỗ hổng pháp lý về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế để cứu người bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế rất cần thiết nhưng thực hiện lại khó khăn. Do vậy trong sửa luật phải khắc phục được vấn đề này.

Sửa Luật Dược để giải quyết tình trạng thiếu thuốc

Thuỳ Linh |

* 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022.

Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2017. Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quá trình triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy một số quy định còn gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược cũng như ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân.

Thua Aston Villa, Chelsea rơi xuống nửa dưới bảng xếp hạng

Văn An |

Chelsea trở lại sau quãng FIFA days bằng trận thua 0-2 trước Aston Villa tại Premier League.

Hà Nội mưa phùn sương mù giăng kín lối, ô nhiễm không khí lại tăng cao

AN AN - MINH HÀ |

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam nhận định qua theo dõi nhiều năm, khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 9 tình trạng ô nhiễm không khí được cải thiện một phần do điều kiện khí hậu, thời tiết. 

Ukraina vừa tăng phí vận chuyển vừa kêu gọi ngừng mua dầu của Nga

Song Minh |

Ukraina tăng phí trung chuyển dầu mà trước đây một công ty Nga đã trả để vận chuyển dầu qua Ukraina.

Arsenal tái thiết lập khoảng cách 8 điểm với Man City

Chi Trần |

Arsenal vượt qua Leeds trên sân nhà Emirates, đánh dấu trận thắng thứ 7 liên tiếp tại Premier League.

Tín hiệu tích cực từ thị trường khách tàu biển đến Khánh Hòa

Phương Linh |

Ngay trong ngày đầu tháng 4, hơn 2.000 khách quốc tế trên tàu du lịch cao cấp MSC POESIA khám phá thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Có tâm lý e dè dẫn tới thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có rất nhiều nguyên nhân của việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế như sau dịch COVID-19, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng vọt, ngoài ra, có tâm lý e dè của một số đơn vị, người đứng đầu đơn vị trong việc mua sắm; một số đơn vị của Bộ Y tế vừa qua quá tập trung vào công tác phòng chống dịch.

Lấp lỗ hổng pháp lý về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế để cứu người bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế rất cần thiết nhưng thực hiện lại khó khăn. Do vậy trong sửa luật phải khắc phục được vấn đề này.

Sửa Luật Dược để giải quyết tình trạng thiếu thuốc

Thuỳ Linh |

* 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022.

Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2017. Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quá trình triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy một số quy định còn gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược cũng như ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân.