Thứ trưởng Bộ Y tế: Có tâm lý e dè dẫn tới thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có rất nhiều nguyên nhân của việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế như sau dịch COVID-19, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng vọt, ngoài ra, có tâm lý e dè của một số đơn vị, người đứng đầu đơn vị trong việc mua sắm; một số đơn vị của Bộ Y tế vừa qua quá tập trung vào công tác phòng chống dịch.

Chiều 20.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục họp chuyên đề pháp luật tháng 9.2022 để cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Luật Đấu thầu chưa có quy định về việc mua sắm thông qua các tổ chức quốc tế với thuốc, vaccine, trang thiết bị vật tư y tế...

Trong lĩnh vực y tế, các gói thầu có quy mô nhỏ như xử lý nước thải y tế, nguy hại, mua thuốc, vật tư y tế không thể xác định trước được số lượng do hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thực tế, bệnh nhân đến khám. Chính vì vậy, không thể áp dụng hợp đồng trọn gói. Thời gian thực hiện hợp đồng, mua sắm thường xuyên chỉ áp dụng cho 1 năm cũng gây khó khăn, mất thời gian để lựa chọn nhà thầu.

Cũng theo ông Thuấn, hệ thống văn bản hướng dẫn về mua sắm thường xuyên chưa được ban hành đầy đủ. Các khái niệm theo Luật Ngân sách, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công và Luật Đấu thầu chưa thống nhất như dự toán chi, dự toán mua sắm, thẩm quyền... Điều này dẫn tới việc vận dụng, áp dụng gặp nhiều khó khăn.

Tiếp đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có thông tin về nguyên nhân của việc thiếu thuốc, vật tư y tế và trách nhiệm của Bộ Y tế.

Theo ông Thuấn, có rất nhiều nguyên nhân của việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế bao gồm cả chủ quan và khách quan. Bộ Y tế mất nhiều thời gian trong việc tập hợp lại số liệu trên toàn quốc về thuốc, vật tư.

Thứ hai, sau dịch COVID-19, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng vọt. Nhiều đơn vị thống kê so với cùng kỳ đã tăng từ 40-60%. Như vậy dự tính, dự trù về thuốc, vật tư y tế không sát, vượt nhu cầu so với thực tế.

Nguyên nhân thứ ba ông Thuấn nêu ra do dịch bệnh trên toàn thế giới đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

Thứ tư, có tâm lý e dè của một số đơn vị, người đứng đầu đơn vị trong việc mua sắm thuốc, vật tư y tế.

Thứ năm, ông Thuấn cho biết khách quan là do một số đơn vị của Bộ Y tế vừa qua quá tập trung vào công tác phòng chống dịch, người ít mà việc thì nhiều...

Để giải quyết việc thiếu thuốc, ông Thuấn cho biết Bộ Y tế đã giải quyết được được 86/106 loại thuốc thầu tập trung. Với thuốc biệt dược đã đàm phán được 19/65 loại, còn lại những thuốc khác trong thời gian tới sẽ hoàn thiện.

Bộ Y tế cũng dự kiến chỉnh sửa thông tư 15, theo đó phân cấp phân quyền nhiều hơn cho cấp dưới. Các danh mục thuộc dự kiến cũng được thu nhỏ lại.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, khi nhắc đến tiêu cực trong đấu thầu, nhiều người sẽ nghĩ đến tình trạng "quân xanh, quân đỏ" và nhiều gian lận tiêu cực. Trong đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng xác định đấu thầu là lĩnh vực có nhiều nguy cơ về tham nhũng.

Do vậy, bà Nga đề nghị nhân dịp này phải xác định rõ tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu thời gian qua có do luật không? Nếu có thì nằm ở đâu và sửa ra sao.

Bà Nga phân tích tham nhũng tiêu cực chỉ có 2 nguyên nhân. Trong đó có thể do tổ chức thực hiện đấu thầu không đúng quy định pháp luật. Nguyên nhân thứ 2 bà Nga nhắc đến là do luật. Vì vậy cần xác định nguyên nhân để làm rõ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Lấp lỗ hổng pháp lý về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế để cứu người bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế rất cần thiết nhưng thực hiện lại khó khăn. Do vậy trong sửa luật phải khắc phục được vấn đề này.

Sửa Luật Dược để giải quyết tình trạng thiếu thuốc

Thuỳ Linh |

* 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022.

Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2017. Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quá trình triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy một số quy định còn gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược cũng như ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân.

Báo động: Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện. 

Đỗ Thị Hà: "Tôi muốn lan tỏa hình ảnh người Thanh Hóa nồng hậu, mến khách"

Trang Ngọc |

Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã có những chia sẻ với phóng viên báo Lao Động sau khi chính thức trở thành Đại sứ Du lịch Thanh Hóa nhiệm kỳ 2022-2024.

Bộ GDĐT lý giải việc áp dụng cách tính điểm ưu tiên đại học năm 2023

Vân Trang |

Để tạo công bằng cho thí sinh các vùng miền, từ năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học.

Khởi tố 2 bị can của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ liên quan vụ Việt Á

Tạ Quang |

Cần Thơ - Đỗ Thị Yến Phương (sinh năm 1990), Phạm Ngọc Thùy (sinh năm 1987) là nhân viên xét nghiệm sinh học phân tử thuộc Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, bị khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

U20 Việt Nam trước cơ hội tạo nên lịch sử

Thanh Vũ |

U20 Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành đội tuyển bóng đá nam đầu tiên của nước nhà giành trọn 3 điểm ở một vòng chung kết Châu Á.

Hiểm họa tai nạn từ những bãi đỗ xe dưới lòng đường

Quý An |

Những bãi đỗ xe dưới lòng đường đang là mối nguy tiềm ẩn tai nạn giao thông khi làm người điều khiển phương tiện mất tầm nhìn, đặc biệt là tại các ngã giao.

Lấp lỗ hổng pháp lý về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế để cứu người bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế rất cần thiết nhưng thực hiện lại khó khăn. Do vậy trong sửa luật phải khắc phục được vấn đề này.

Sửa Luật Dược để giải quyết tình trạng thiếu thuốc

Thuỳ Linh |

* 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022.

Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2017. Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quá trình triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy một số quy định còn gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược cũng như ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân.

Báo động: Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện.