Phó Thủ tướng Chính phủ nói về việc chuyển rác thành tài nguyên

NHÓM PV |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh phải xác định chuyển rác thành tài nguyên, xây dựng kinh tế tuần hoàn, tuyệt đối không sử dụng phương án chôn lấp rác.

Chiều 4.6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực TNMT.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà báo cáo, giải trình thêm về những vấn đề liên quan mà đại biểu quan tâm.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong phiên chất vấn buổi sáng, các đại biểu tập trung vào 4 nhóm vấn đề như khoáng sản (đất hiếm, vật liệu xây dựng thông thường), môi trường (ô nhiễm lưu vực sông, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải y tế), tài nguyên nước (an ninh nguồn nước, giải quyết hạn hán, xâm nhập mặn), quản lý khai thác bảo vệ TNMT biển.

Về vấn đề vật liệu xây dựng, Phó Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trước đây đã quy định phân cấp về địa phương, tuy nhiên còn một số vướng mắc về quy trình, thủ tục nên đã làm chậm trễ quá trình này và kéo dài thời gian.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tích cực chỉ đạo, đã được Quốc hội xem xét, khoáng sản hiện tại sẽ phân thành 4 nhóm, trong đó nhóm vật liệu xây dựng thông thường sẽ được đơn giản hóa các thủ tục, tiếp tục thực hiện phân cấp triệt để.

Từ nay đến khi Luật Khoáng sản có hiệu lực, Quốc hội đã ban hành các nghị quyết cho phép các cơ chế đặc thù, trong đó có việc nâng công suất, gia hạn các mỏ khai thác, đơn giản các thủ tục.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, các vấn đề này đang được triển khai khá tốt, đặc biệt là đối với các giải pháp cho các vùng rất khó khăn về vật liệu xây dựng như Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời nhìn nhận, bất cập hiện nay ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là xác định trữ lượng, công suất và nhu cầu. Để giải quyết khó khăn này, chúng ta đã có dự báo chính xác về tiến độ, công suất có thể cung cấp để xác định nhu cầu cần phải cung cấp.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu đánh giá thử nghiệm về nguồn cát nhiễm mặn và ban hành các hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ khai thác, san lấp, đánh giá tính chất cơ lý, sức bền vật liệu, tính ảnh hưởng môi trường.

"Chúng ta cũng có các bước thử nghiệm từng khu vực khai thác, từng công trình, đưa ra các tiêu chí về sử dụng cát biển - đây là yêu cầu tiên quyết", Phó Thủ tướng Chính phủ nêu.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có các mục tiêu giải pháp đối với các cảng, biển nội thủy và các sông ngòi, tuyến kênh, rạch, sẽ giao cho các địa phương đánh giá, điều tra và khai thác, thực hiện thông tuyến, tận dụng nguồn vật liệu cát này.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung các nguồn cát, trong đó có việc nghiên cứu và sử dụng đá xay, nhập vật liệu cát ở nước bạn. Như vậy, với nhiều giải pháp đồng bộ, trong thời gian tới, vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng Luật Bảo vệ môi trường 2020 là hết sức toàn diện, đầy đủ và cụ thể.

Từ 1.1.2025 đòi hỏi có sự chuẩn bị thật kỹ nhận thức của toàn dân và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đặc biệt là địa phương về xác định chuyển rác thành tài nguyên, xây dựng kinh tế tuần hoàn, tuyệt đối không sử dụng phương án chôn lấp rác.

"Vấn đề phân loại, tái sử dụng, biến rác thành năng lượng là giải pháp hữu hiệu", Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh và cho biết phải để từng người dân phân loại rác tại nguồn ngay từ đầu, sau đó khâu xử lý sẽ đơn giản hơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết lộ trình sẽ là xử lý các bãi rác chôn lấp bấy lâu nay, kết hợp các hình thức công - tư để cải tạo, khắc phục với những công nghệ phù hợp.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói về giải pháp khơi thông các dòng chảy

NHÓM PV |

Trong phần chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) về trách nhiệm quản lý và giải pháp trước tình trạng ô nhiễm môi trường, sông ngòi.

Hồi sinh các dòng sông chết dù tích cực nhưng chưa được bao nhiêu

NHÓM PV |

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu: Với một số dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu... Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các địa phương tích đã cực trong việc hồi sinh, nhưng việc cải tạo này vẫn chưa đủ.

Chôn lấp rác tập trung chỉ để khuất mắt người dân, gây ô nhiễm lớn hơn

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) nói rằng, hiện nay việc xử lý rác thải bằng chôn lấp trực tiếp vẫn còn nhiều. Các nhà khoa học cảnh báo hình thức xử lý này chủ yếu là để khuất mắt người dân.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói về giải pháp khơi thông các dòng chảy

NHÓM PV |

Trong phần chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) về trách nhiệm quản lý và giải pháp trước tình trạng ô nhiễm môi trường, sông ngòi.

Hồi sinh các dòng sông chết dù tích cực nhưng chưa được bao nhiêu

NHÓM PV |

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu: Với một số dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu... Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các địa phương tích đã cực trong việc hồi sinh, nhưng việc cải tạo này vẫn chưa đủ.

Chôn lấp rác tập trung chỉ để khuất mắt người dân, gây ô nhiễm lớn hơn

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) nói rằng, hiện nay việc xử lý rác thải bằng chôn lấp trực tiếp vẫn còn nhiều. Các nhà khoa học cảnh báo hình thức xử lý này chủ yếu là để khuất mắt người dân.