Hồi sinh các dòng sông chết dù tích cực nhưng chưa được bao nhiêu

NHÓM PV |

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu: Với một số dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu... Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các địa phương tích đã cực trong việc hồi sinh, nhưng việc cải tạo này vẫn chưa đủ.

Hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được khi mưa lớn

Sáng 4.5, Quốc hội chất vấn nhóm lĩnh vực tài nguyên môi trường.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) cho biết, trong những nguyên nhân gây ra ngập úng tại các đô thị là các công trình bê tông, khu dân cư lấn chiếm ao, hồ.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ TNMT Đặng Quốc Khánh cho biết giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng trên.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. Ảnh: Quốc hội

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Hữu Thông, Bộ trưởng Bộ TNMT Đặng Quốc Khánh thống nhất với những nguyên nhân được nêu ra do quá trình phát triển đô thị, đô thị hóa.

Theo Bộ trưởng, trước đây, chúng ta chưa quy hoạch bài bản, trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Hiện nay mới chỉ là quy hoạch phát triển đô thị, chủ yếu về hạ tầng, dịch vụ, dân cư mà chưa tính sâu, sát về định hướng lâu dài.

Bộ trưởng đồng tình với ý kiến của đại biểu về việc ao, hồ là để điều tiết, giữ, tích trữ nước khi mưa lớn. Khi hệ thống thoát nước chảy không kịp thì ao, hồ là nơi tích trữ nước. Bên cạnh đó, ao, hồ còn là cảnh quan, môi trường trong đô thị. Hiện nay, một nhân tố gây ngập úng đô thị là vì mật độ xây dựng.

Một nguyên nhân khác được đại biểu nêu là hệ thống thoát nước của nhiều đô thị khi có lưu lượng mưa lớn chưa được đảm bảo. Do đó, việc chống ngập úng ở đô thị thì hệ thống phải đồng bộ, phải có thể tích để chứa, để thoát.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh mong muốn thời gian tới, có nhiều ao hồ vừa là cảnh quan vừa là nơi tích trữ nước, giữ nước khi mưa lớn, chống tràn, ngập úng ở các đô thị.

Do đó, cần nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách đồng bộ và bài bản, nâng cấp hệ thống thoát nước ở các đô thị, đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Hồi sinh các dòng sông chết dù tích cực nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp và kế hoạch của Bộ TNMT trong việc hồi sinh các dòng sông chết, trong đó có hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quốc hội

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giải thích “dòng sông chết” là những dòng sông vừa ô nhiễm nặng, vừa không có dòng chảy.

Bộ trưởng dẫn chứng một số sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu, đồng thời thừa nhận dù Bộ TNMT và các địa phương tích cực trong việc hồi sinh các dòng sông này nhưng vẫn chưa cải tạo được bao nhiêu.

Về nguyên nhân, theo Bộ trưởng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn xả thải ra các dòng sông này nhưng chúng ta chưa đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Hà Nội đã quy hoạch một số nhà máy xử lý nước thải ở Gia Lâm và Long Biên, do đó đề nghị Hà Nội làm sớm. Bên cạnh đó, các địa phương cần chung tay thu gom, xử lý nước thải và tạo dòng chảy cho các dòng sông để khơi thông, điều hòa dòng chảy.

Về dài hạn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng cần một Ủy ban điều phối nhiệm vụ này. Giai đoạn 2026-2030 cần quan tâm xử lý các dòng sông ô nhiễm và việc này cần nguồn lực tương đối lớn.

Tranh luận với bộ trưởng liên quan đến các “dòng sông chết”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Đoàn Lai Châu) cho biết, theo trả lời của Bộ trưởng, các dòng sông bị ô nhiễm đi qua nhiều tỉnh và có mức độ xả thải lớn.

Đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của bộ trong việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường khi để xảy ra trình trạng xả thải, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

Về trả lời của Bộ trưởng để xử lý các “dòng sông chết” cần thời gian và nguồn lực, đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ cần thời gian bao lâu và việc xây dựng, triển khai đề án về nguồn lực để xử lý tổng thể tình trạng ô nhiễm các dòng sông hiện nay.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu xuất khẩu đất hiếm, sử dụng cát biển thay thế cát sông

Nhóm phóng viên |

Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) Đặng Quốc Khánh cho biết, đối với đất hiếm, phải tính việc chế biến sâu, tinh, phục vụ cho công nghiệp như chip bán dẫn; đồng thời nghiên cứu cho xuất khẩu loại khoáng sản đặc biệt này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn hồi sinh các dòng sông chết

Nhóm phóng viên |

Đánh giá ô nhiễm nguồn nước gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, trong đó có phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”.

Ưu tiên phục hồi, làm sống lại các "dòng sông chết"

Nguyễn Hà |

Một trong những điểm nổi bật của Luật Tài nguyên nước là nhiều nội dung ưu tiên phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nghiên cứu xuất khẩu đất hiếm, sử dụng cát biển thay thế cát sông

Nhóm phóng viên |

Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) Đặng Quốc Khánh cho biết, đối với đất hiếm, phải tính việc chế biến sâu, tinh, phục vụ cho công nghiệp như chip bán dẫn; đồng thời nghiên cứu cho xuất khẩu loại khoáng sản đặc biệt này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn hồi sinh các dòng sông chết

Nhóm phóng viên |

Đánh giá ô nhiễm nguồn nước gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, trong đó có phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”.

Ưu tiên phục hồi, làm sống lại các "dòng sông chết"

Nguyễn Hà |

Một trong những điểm nổi bật của Luật Tài nguyên nước là nhiều nội dung ưu tiên phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”.