Phải để báo chí thực hiện chức năng giám sát tại các phiên tòa

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, tự do ngôn luận của báo chí là rất quan trọng nên không cần thiết phải hạn chế ghi âm, ghi hình của nhà báo tại các phiên tòa công khai.

Tại Kỳ họp thứ 7 tới đây (khai mạc ngày 20.5), Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Vừa qua, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức xin ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan về dự án luật này. Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định về việc tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp.

Dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) đang đưa ra quy định “hẹp hơn” các quy định hiện hành, đó là tại phiên toà chỉ được ghi âm, ghi hình trong thời gian khai mạc phiên tòa và tuyên án khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa.

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, dự thảo luật quy định như vậy sẽ hạn chế quyền tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, tự do ngôn luận của báo chí là rất quan trọng nên không cần thiết phải hạn chế việc ghi âm, ghi hình của nhà báo tại các phiên tòa công khai. Nếu hạn chế ghi âm, ghi hình tại phiên tòa công khai sẽ ảnh hưởng đến tác nghiệp của nhà báo rất lớn nên không cần phải làm điều này.

Chính vì vậy, đại biểu cho rằng, với những phiên xét xử công khai cần có sự tham gia của báo chí và báo chí đã làm rất tốt công tác tuyên truyền pháp luật. Trong trường hợp nhà báo viết sai nội dung của những người có mặt tại phiên tòa, họ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.

Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng khóa XIII - cho hay, quá trình diễn ra phiên tòa công khai không nên hạn chế nhà báo ghi âm.

Song có thể hạn chế việc ghi hình, bởi thời điểm xét hỏi, tranh tụng có nhiều vấn đề cần làm rõ nên nếu báo chí nêu một số vấn đề chưa đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến phiên tòa và sự tiếp nhận của độc giả.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó trưởng Ban Kiểm tra chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam - không đồng tình với đề xuất việc ghi âm, ghi hình của nhà báo tại phiên tòa công khai chỉ thực hiện trong thời gian khai mạc, tuyên án và phải được chủ tọa cho phép.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, trong nhiều năm qua, hoạt động xét xử công khai của tòa án được báo chí đưa tin đầy đủ, chính xác, nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân khi theo dõi. Do đó, nhà báo phải được tạo điều kiện để tác nghiệp tại các phiên tòa công khai.

Việc báo chí đưa tin các diễn biến tại phiên tòa cũng góp phần tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và ngăn ngừa, cảnh báo các vụ án tương tự.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Tuấn cũng cho rằng, các phóng viên cần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và phải thực hiện việc đưa tin, ghi hình không làm ảnh hưởng đến nội quy phiên tòa.

Về phía thẩm phán cũng cần nâng cao hơn nữa về nghiệp vụ để không bị chi phối bởi những hoạt động của cơ quan báo chí để cả hai bên hài hòa. Khi đó, báo chí cũng là một hoạt động thực hiện chức năng giám sát tại phiên tòa.

Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp ngày 22.3.2024, Bộ Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam đều đề nghị cho phép ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa công khai; Thường trực Ủy ban Văn hoá Giáo dục đề nghị quy định theo hướng tạo điều kiện cho cơ quan báo chí đưa tin chính xác về vụ án.

Trong đó, Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xem xét có quy định cụ thể hơn để có sự thống nhất với Luật Báo chí; về trường hợp, đối tượng nào cần giới hạn ghi âm, ghi hình để đảm bảo bí mật đời tư, cá nhân cũng như không hạn chế quyền giám sát hoạt động của phiên tòa của công dân.

Đề nghị không hạn chế ghi âm, ghi hình của báo chí để báo chí thực hiện đúng chức năng của mình.

Theo Luật Báo chí 2016, Điểm d, Khoản 2, Điều 25 (quyền và nghĩa vụ của nhà báo) nêu rõ, nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cấm báo chí ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa là không cần thiết

Việt Dũng |

Tòa án nhân dân (TAND) tối cao mới đây đề xuất trong dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi, việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc và tuyên án, đồng thời phải có sự cho phép của chủ tọa.

Triển khai Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thứ 5

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng để Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 tạo được hiệu ứng tốt hơn.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu lý do phải cấm ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

PHẠM ĐÔNG |

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh chỉ được thực hiện khi chủ tọa phiên tòa cho phép nhằm đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho quá trình xét xử, không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.

Rộ tin Nga mất thêm tàu chiến ở Hạm đội Biển Đen

Thanh Hà |

Nga có khả năng đã mất thêm một tàu chiến nữa trong Hạm đội hải quân Biển Đen.

Xét xử công bằng, công khai, sao phải ngại hoạt động giám sát của báo chí?

Quang Việt |

Theo chuyên gia luật, Hội đồng xét xử một phiên tòa chí công vô tư, trình độ nghiệp vụ tốt thì không ngại gì hoạt động giám sát của các cơ quan truyền thông và của nhân dân.

Hơn 90 tấn tôm hùm, cá biển ở Phú Yên bị chết, khiến các hộ nuôi điêu đứng

Hoài Luân |

Đến chiều 20.5, số lượng tôm hùm và cá biển ở vùng nuôi xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) bị thiệt hại lên đến hơn 90 tấn, khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản điêu đứng vì vốn liến trong nhà coi như "đổ sông, đổ biển".

Hà Nội phản hồi về thông tin người dân lo sợ nhà tập thể cũ đổ sập

Thu Giang |

Sở Xây dựng Hà Nội sẽ chủ trì, phối hợp với UBND quận Cầu Giấy rà soát, báo cáo Bộ Xây dựng về kết quả kiểm tra, xử lý tình trạng nhà tập thể Trường Đại học Thương mại xuống cấp nghiêm trọng sau phản ánh của Báo Lao Động.

Lộ diện 2 đốt hầm kín dài 98m thuộc dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh

Anh Tú - Minh Tâm |

TPHCM - Sau hơn 3 tháng tạm đóng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) để thi công hầm chui, đến nay 2 đốt hầm kín dài 98m đã dần thành hình. Dự kiến toàn bộ công trình sẽ hoàn thành và thông xe cuối năm 2024.

Cấm báo chí ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa là không cần thiết

Việt Dũng |

Tòa án nhân dân (TAND) tối cao mới đây đề xuất trong dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi, việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc và tuyên án, đồng thời phải có sự cho phép của chủ tọa.

Triển khai Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thứ 5

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng để Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 tạo được hiệu ứng tốt hơn.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu lý do phải cấm ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

PHẠM ĐÔNG |

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh chỉ được thực hiện khi chủ tọa phiên tòa cho phép nhằm đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho quá trình xét xử, không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.