Cấm báo chí ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa là không cần thiết

Việt Dũng |

Tòa án nhân dân (TAND) tối cao mới đây đề xuất trong dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi, việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc và tuyên án, đồng thời phải có sự cho phép của chủ tọa.

Cần đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai

Hôm 15.5, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn xin giảm nhẹ hình phạt của 11 bị cáo, trong đó có cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, liên quan đến đại án Việt Á.

Các nhà báo được dự tòa nhưng cảnh sát cấm mang máy tính cùng các thiết bị điện tử. Tất cả chỉ tác nghiệp bằng cách dùng giấy bút ghi chép rồi mang ra ngoài, viết lại tin trên máy tính và truyền tin về tòa soạn.

Chủ tọa Phạm Văn Tuyển cho hay, nhà báo hoặc bất cứ ai nếu ghi âm, ghi hình phiên tòa sẽ bị xử lý nghiêm và yêu cầu lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp kiểm soát việc này.

Tuy nhiên, HĐXX vẫn cho phóng viên của hai đơn vị, trong đó có báo thuộc TAND Tối cao được tác nghiệp tại phần khai mạc phiên tòa.

Liên quan đến việc cấm ghi âm, ghi hình, mới đây, TAND Tối cao, trong dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi đề xuất việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc và tuyên án, đồng thời phải có sự cho phép của chủ tọa.

Điều này đồng nghĩa, người tham dự phiên tòa, trong đó có báo chí, không được phép ghi âm, ghi hình trong suốt quá trình diễn ra phần xét hỏi cũng như tranh tụng - diễn biến chính của một phiên tòa.

Giải thích về đề xuất trên, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, dự thảo luật không điều chỉnh việc truyền thông của các cơ quan báo chí về vụ án, mà "chỉ điều chỉnh trong phiên tòa xét xử".

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, quy định như dự thảo nhằm bảo đảm chất lượng phiên tòa, "lúc xét xử, HĐXX, luật sư toàn tâm toàn ý cho vụ án, tập trung suy nghĩ cho vụ án, cứ chĩa máy quay vào mặt người ta, người ta bị phân tán".

"Tòa án sẽ ghi âm, ghi hình phục vụ công tác nghiệp vụ, lưu trong hồ sơ vụ án", Chánh án TAND Tối cao cho hay.

Nguyên Phó Chánh Tòa hình sự TAND TP Hà Nội - ông Trương Việt Toàn, người từng làm chủ tọa nhiều "đại án" - cho hay, khi điều hành phiên tòa, vị này chưa bao giờ hạn chế báo chí.

Tuy nhiên, việc bị chĩa máy quay, máy ảnh hoặc có người đi đi lại lại trong phòng xử án cũng ít nhiều gây tâm lý không thoải mái cho HĐXX.

Hài hòa tính tôn nghiêm của phiên tòa và quyền tác nghiệp của phóng viên, vị nguyên thẩm phán cho rằng, cơ quan xét xử cần bố trí phòng riêng với màn hình, đường truyền âm thanh, hình ảnh trực tiếp đảm bảo để phục vụ báo chí đưa tin về phiên xử.

Tại đó, các phóng viên có thể thoải mái tác nghiệp, ghi âm, ghi hình theo yêu cầu công việc của mình. Điều này phù hợp các quy định hiện hành và cũng thỏa mãn các nguyên tắc xét xử, trong đó có nguyên tắc xét xử công khai, “không ai ảnh hưởng đến ai”. Việc cấm tuyệt đối báo chí ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa là không cần thiết.

Nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai

Theo luật sư Trịnh Văn Tuyến - Văn phòng Luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Luật Báo chí năm 2016 quy định khá đầy đủ và toàn diện, rõ ràng về hoạt động của báo chí tại phiên tòa xét xử công khai.

Trong đó, Điều 25 quy định nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

Điều 4 và Điều 25 Luật Báo chí cũng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí và của mỗi nhà báo. Trong đó, nhấn mạnh yếu tố phải “Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân”.

Theo ông Tuyến, nếu hoạt động ghi âm, ghi hình tại các phiên tòa bị hạn chế, hoặc "triệt tiêu", tác phẩm báo chí khó đảm bảo tính chân thật, khách quan. Đây cũng chính là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa thông tin trên báo chí với thông tin trên mạng xã hội.

Vị luật sư nhấn mạnh, cũng chính vì báo chí có chức năng, nhiệm vụ là “phải thông tin trung thực” nên Bộ luật Tố tụng hình sự xác định, thông tin tố giác tội phạm trên phương tiện truyền thông, báo chí là một trong những căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án, tiến hành điều tra (Điều 143).

Rõ ràng thông tin từ báo chí được xác định là rất quan trọng và cần thiết trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Từ đó có thể thấy, độ chính xác, độ tin cậy là yếu tố bắt buộc đối với tin, bài trên báo chí. Và để đảm bảo được yêu cầu này thì việc ghi âm, ghi hình trong hoạt động báo chí là không thể không thực hiện.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu lý do phải cấm ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

PHẠM ĐÔNG |

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh chỉ được thực hiện khi chủ tọa phiên tòa cho phép nhằm đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho quá trình xét xử, không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.

Thanh Hóa quy định cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm ở một số địa điểm

Trần Lâm |

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quy định cấm quay phim, ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại một số điểm, cơ quan đơn vị trên địa bàn.

Hạn chế ghi âm, ghi hình tại phiên tòa để bảo vệ quyền công dân

PHẠM ĐÔNG |

Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (Pháp lệnh) gồm 4 chương, 48 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1.9.2022.

"Nhận vai phản diện ở phim Trạm cứu hộ trái tim, tôi chấp nhận hy sinh hình ảnh"

NHÓM PV |

Tham gia chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, diễn viên Lương Thu Trang đã có những chia sẻ về áp lực phía sau vai phản diện ở "Trạm cứu hộ trái tim", đồng thời cuộc sống của nữ diễn viên sau khi đi qua đổ vỡ.

Bình Phước chỉ đạo làm rõ và xử lý vụ 1 giám đốc nghi xâm hại trẻ em

ĐÌNH TRỌNG |

Liên quan đến một cán bộ xuất hiện trong các video bị tố xâm hại trẻ em, theo Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước, Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước đã chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm xem xét, xử lý cán bộ theo quy định.

Bão ngày càng dị thường, Phó Tổng cục trưởng Khí tượng thủy văn dự báo thời tiết phức tạp năm 2024

AN AN |

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Năm nay, mùa bão cần đề phòng những cơn bão phức tạp; có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão.

Tự hào về mỗi hải trình đưa các đại biểu đến với quần đảo Trường Sa

Mai Hương |

Công việc đưa đón các đại biểu lên xuống các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các Nhà Giàn gặp nhiều khó khăn, vất vả, nhất là khi gió to, sóng lớn. Thế nhưng, các chiến sĩ tàu KN 390, thuộc Chi đội Kiểm Ngư số 3 vẫn luôn cố gắng tập trung làm nhiệm vụ để đảm bảo an toàn cho các đại biểu.

Bị đánh hội đồng ở hồ khi đi bơi, nam sinh lớp 9 có nguy cơ chấn thương sọ não

Khánh Linh |

Hà Nam - Nghi có mâu thuẫn trong lúc đi bơi, nam sinh lớp 9 ở TP Phủ Lý đã bị nhóm bạn đánh hội đồng dẫn đến đa chấn thương và có nguy cơ chấn thương sọ não.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu lý do phải cấm ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

PHẠM ĐÔNG |

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh chỉ được thực hiện khi chủ tọa phiên tòa cho phép nhằm đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho quá trình xét xử, không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.

Thanh Hóa quy định cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm ở một số địa điểm

Trần Lâm |

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quy định cấm quay phim, ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại một số điểm, cơ quan đơn vị trên địa bàn.

Hạn chế ghi âm, ghi hình tại phiên tòa để bảo vệ quyền công dân

PHẠM ĐÔNG |

Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (Pháp lệnh) gồm 4 chương, 48 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1.9.2022.