Nguyên nhân chênh lệch lớn giữa lãi suất cho vay và đi vay

NHÓM PV |

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm nêu thực tế, vừa qua, doanh nghiệp khó khăn, nhưng các ngân hàng vẫn báo lãi một cách khủng khiếp. Vì sao lại có hiện tượng này, vì chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay lớn.

Sáng 25.5, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, kế hoạch năm 2023.

Phát biểu tại tổ, đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thời gian qua, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa cao vì những khó khăn, vướng mắc khách quan và chủ quan như biến động giá cả, thời tiết, dịch bệnh.

Nhưng theo ông Lâm, yếu tố chủ quan vẫn là quyết định, những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục rườm rà, tình trạng không dám nghĩ, dám làm của một số cơ quan, từ cơ quan chuẩn bị đến cơ quan thực hiện dự án vẫn còn tồn tại.

Đại biểu lấy ví dụ việc phân bổ vốn đầu tư, theo quy định, Quốc hội giao cho Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để Chính phủ phân bổ chậm nhất đến ngày 31.3, nhưng đến mốc này vẫn còn đến hơn 200.000 tỉ vốn trung hạn, trong đó của Trung ương là hơn 140.000 tỉ chưa được giao cho các dự án.

Chỉ ra những khó khăn ở quý I/2023, ông Lâm cho biết, nổi lên là những khó khăn sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, tạm dừng thì tăng. Cùng với đó là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản gặp khó khăn.

Từ những khó khăn trên, ông Trần Văn Lâm đề xuất, thứ nhất, tiếp tục duy trì chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.

"Chúng ta không thể nóng vội vì đầu năm tăng trưởng thấp mà tung ra những chính sách quá nới lỏng về tài chính. Bởi nếu tăng khoản cung tiền cho vay của ngân hàng, tín dụng thì lập tức đẩy chỉ số lạm phát cao. Lạm phát cao thì lập tức lãi suất cao, kéo theo lại phải cho vay cao, lúc đó doanh nghiệp không thể vay được tiền để tái sản xuất. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng mà siết quá chặt", ông Lâm nói.

Đối với chính sách tiền tệ, ông Lâm cho rằng, phải làm sao để doanh nghiệp tiếp cận dòng tiền. Thực tế, hiện nay doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vì lãi suất vẫn cao.

"Trong bối cảnh lạm phát của chúng ta ổn định mà lãi suất ngân hàng ở mức cao thì bất hợp lý. Hiện nay chúng ta đang điều chỉnh nhưng mức điều chỉnh này vẫn là nhỏ giọt. Thực tế doanh nghiệp có nơi vẫn phải vay mức hơn 13%/năm", ông Lâm nói.

Để giảm lãi suất, theo ông Trần Văn Lâm, phải duy trì kinh tế vĩ mô ổn định với lạm phát thấp tương đối, tiếp đến là giảm chi phí của ngân hàng.

"Tức là chênh lệch lãi suất cho vay và đi vay phải về mức hợp lý. Thực tế, vừa qua, doanh nghiệp khó khăn, nhưng các ngân hàng vẫn báo lãi một cách khủng khiếp. Vì sao lại có hiện tượng này, vì chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay lớn", ông Lâm nói.

Dẫn chứng trong báo cáo giám sát nguồn lực cho phòng chống COVID-19 vừa rồi có nêu "trong thời gian dịch COVID-19 thì lãi suất đi vay giảm nhưng giảm chậm hơn lãi suất cho vay", ông Lâm cho rằng, như vậy là ngân hàng "ăn dày" hơn.

"Ăn" vào lãi suất tiết kiệm của người dân, "ăn" vào chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra khi đi vay, như vậy làm gì chẳng lãi hơn. Nền kinh tế khó khăn, ngân hàng không chia sẻ, không hỗ trợ lại còn tranh thủ", ông Lâm nói.

Từ đó, ông Trần Văn Lâm cho rằng, các ngân hàng phải thực sự gắn kết với nền kinh tế, với sự sống còn của doanh nghiệp, chứ không phải "một mình một chợ, độc quyền".

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam). Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam). Ảnh: Phạm Đông

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) thì cho rằng, trong suy thoái kinh tế, người dân và doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng lại lãi rất cao. Điều đáng nói là ngoài việc lãi suất cao rồi thì còn có chuyện "ép" người dân, doanh nghiệp mua bảo hiểm.

"Theo tôi tìm hiểu thì mỗi ngân hàng lãi hàng chục nghìn tỉ từ việc bán bảo hiểm. Điều kiện của họ là muốn vay được là phải mua bảo hiểm, nếu không mua bảo hiểm thì không giải ngân, không cho vay. Để tình trạng này thì ai chịu trách nhiệm?", ông Khải cho biết.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc, cần giải pháp tháo gỡ kịp thời

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cắt giảm điều kiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Ngân hàng và doanh nghiệp phải đi chung con đường

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, ngân hàng và doanh nghiệp phải đi chung con đường; Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành phải phản ứng chính sách nhanh hơn trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chính sách tiền tệ.

Đề nghị bổ sung vướng mắc của doanh nghiệp vào báo cáo trình Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

“Tiếp cận tín dụng khó, hoàn thuế chưa được thì nguồn ở đâu để sản xuất kinh doanh? Đề nghị sớm có giải pháp, anh nào sai thì xử lý nghiêm, ai làm đúng phải có cách giải quyết, còn cứ “treo” như thế thì khó cho hoạt động sản xuất kinh doanh” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị.

Lý do tuần làm việc 4 ngày chưa thể áp dụng ngay

Thanh Hà |

Tuần làm việc 4 ngày đang gây được tiếng vang nhưng vẫn gặp trở ngại trong áp dụng rộng rãi.

Sức khỏe tài chính của chủ dự án bị sập giàn giáo ở Đà Nẵng

Quang Dân |

Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa - chủ đầu tư dự án Toà nhà Polyco Đà Nẵng bị sập giàn giáo công trình khiến 5 người thương vong - có bức tranh tài chính khá ấn tượng. Tính đến cuối năm 2022, doanh nghiệp không ghi nhận nợ vay, doanh thu lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Đề nghị thu hồi giấy đăng ký hoạt động Viện dưỡng lão Từ Tâm tại Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - UBND quận Sơn Trà vừa có báo cáo về hoạt động của Công ty cổ phần Y khoa Từ Tâm S-Merciful - viện dưỡng lão 5 sao có chi nhánh tại Đà Nẵng. Địa phương cho biết đã có văn bản kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở này.

Cần rà soát, giám sát hợp đồng mẫu để bảo vệ người tiêu dùng

Vương Trần |

Một vấn đề nhận được sự quan tâm khi sửa đổi Luật Bảo vệ người tiêu dùng, đó là thẩm định các điều khoản trong hợp đồng soạn sẵn, hợp đồng mẫu. Những hợp đồng này vẫn phải thẩm định kỹ, có quy định rõ ràng để tránh tình trạng “bẫy" người tiêu dùng.

Chọn TPHCM thí điểm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung

NHÓM PV |

Trong chính sách đặc thù phát triển TPHCM, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, đi đôi với tăng cường phân cấp, phân quyền, cần đề cao trách nhiệm; song cũng rất cần một cơ chế bảo vệ, khuyến khích người nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, giám chịu trách nhiệm.

Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc, cần giải pháp tháo gỡ kịp thời

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cắt giảm điều kiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Ngân hàng và doanh nghiệp phải đi chung con đường

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, ngân hàng và doanh nghiệp phải đi chung con đường; Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành phải phản ứng chính sách nhanh hơn trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chính sách tiền tệ.

Đề nghị bổ sung vướng mắc của doanh nghiệp vào báo cáo trình Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

“Tiếp cận tín dụng khó, hoàn thuế chưa được thì nguồn ở đâu để sản xuất kinh doanh? Đề nghị sớm có giải pháp, anh nào sai thì xử lý nghiêm, ai làm đúng phải có cách giải quyết, còn cứ “treo” như thế thì khó cho hoạt động sản xuất kinh doanh” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị.