Nguồn điện EVN chỉ còn 38% tổng công suất điện quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguồn điện EVN chỉ còn 38% trong tổng công suất hệ thống điện quốc gia, từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh.

Ngày 29.8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện điều 5 dự thảo luật đã quy định rõ độc quyền nhà nước gồm những gì, trong đó chủ yếu là độc quyền điều độ hệ thống điện.

Còn đầu tư, chỉ độc quyền Nhà nước với các dự án đa mục tiêu, công trình quan trọng, đảm bảo tính vận hành ổn định của hệ thống.

Các lưới điện truyền tải cao áp, về nguyên tắc chỉ độc quyền các lưới điện cao áp, siêu cao áp (trên 220kV trở lên), còn các đường dây mang tính liên kết sẽ thực hiện xã hội hóa.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài thông tin thêm, năm 2022, Quốc hội khóa XV đã thông qua sửa điều 4 Luật Điện lực, về xã hội hóa trong đầu tư truyền tải. Việc phát triển năng lượng, hiện nhu cầu năng lượng rất cao và sẽ thiết kế thị trường minh bạch.

Để đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, một số lĩnh vực xương sống sẽ phải độc quyền Nhà nước, còn các lĩnh vực khác sẽ xã hội hóa.

“Thực tế, nguồn điện EVN chỉ còn 38% trong tổng công suất hệ thống điện quốc gia. Đang từng bước hình thành các thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo công khai, minh bạch” - ông Trương Thanh Hoài nói.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia từ EVN về Bộ Công Thương. Do đó, EVN và các tập đoàn tham gia thị trường điện như một chủ thể thông thường.

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh việc giảm độc quyền tối đa nhưng vẫn đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng theo định hướng.

Đại biểu Quốc hội Đinh Ngọc Minh nêu ý kiến. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Đinh Ngọc Minh nêu ý kiến. Ảnh: Quốc hội

Trước đó, cho ý kiến tại hội nghị, đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế, đặt câu hỏi: "Sửa đổi luật lần này có chống được độc quyền như hiện nay hay không?".

Ông Đinh Ngọc Minh dẫn ví dụ về lĩnh vực viễn thông, "đã làm rất xuất sắc" về vấn đề này. Minh chứng là cách đây mấy chục năm, gọi một cuộc điện thoại mất mấy nghìn đồng, tháng lương dùng để gọi điện thoại cũng hết; còn hiện giờ dùng rất thoải mái, rất tốt.

Từ đó, đại biểu đặt câu hỏi dự án luật sửa đổi lần này có giải quyết được vấn đề không, Nhà nước sẽ độc quyền đến đâu, giao lại cho các ngành kinh tế khác như thế nào? Đến khi nào hết độc quyền, người dân ít phép tắc hơn, tham gia vào thị trường nhiều hơn và mọi thứ phải minh bạch.

Điều 5 dự thảo luật quy định Nhà nước sẽ độc quyền trong 4 hoạt động về lĩnh vực điện.

Một là, điều độ hệ thống điện quốc gia.

Hai là, đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân, các dự án nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220kV trở lên và vận hành các công trình này sau khi hoàn thành dự án đầu tư xây dựng.

Ba là, Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các dự án thủy điện chiến lược đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220kV trở lên và giao doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp thành viên do doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án này.

Bốn là, vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh cơ chế giá điện theo thị trường, có sự điều tiết của nhà nước

Phạm Đông |

Cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước; bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực.

Nghiên cứu cơ chế để EVN mua điện mặt trời mái nhà dư thừa với giá hợp lý

Anh Tuấn |

Đó là nội dung được nêu trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp và nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Khuyến khích, hỗ trợ người dân lắp đặt điện mặt trời áp mái để bán lại cho EVN

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu phương án khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho người dân lắp đặt điện mặt trời áp mái kết hợp đầu tư thiết bị lưu trữ điện để bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Chủ khu ẩm thực xây trên đất thủy sản ở Bạc Liêu trần tình

NHẬT HỒ |

Chủ nhân Nhà vườn Gỗ Xưa Bạc Liêu - khu ẩm thực xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản - lên tiếng trần tình vụ việc.

Ukraina mở cuộc tập kích UAV lớn vào thủ đô Nga

Thanh Hà |

Quân đội Nga chặn cuộc tấn công lớn bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraina vào thủ đô Mátxcơva.

Bổ nhiệm các chức vụ tại công an Hà Tĩnh, Hòa Bình, Đồng Nai

Quang Việt |

Trong tuần qua, tại các tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Bình, Đồng Nai, ngành công an ghi nhận việc bổ nhiệm, điều động các sĩ quan giữ các chức vụ.

8 cựu lãnh đạo nhận hối lộ của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Trong vụ án Xuyên Việt Oil, Cơ quan An ninh điều tra cáo buộc có 8 bị can nguyên lãnh đạo Bến Tre, Bộ Công Thương... nhận hối lộ từ bà Mai Thị Hồng Hạnh.

Kiến nghị kiểm điểm tập thể lãnh đạo Bộ Xây dựng 2 giai đoạn

Lam Duy |

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm để có hình thức xử lý tập thể lãnh đạo bộ giai đoạn 2007-2008, 2016-2017.

Điều chỉnh cơ chế giá điện theo thị trường, có sự điều tiết của nhà nước

Phạm Đông |

Cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước; bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực.

Nghiên cứu cơ chế để EVN mua điện mặt trời mái nhà dư thừa với giá hợp lý

Anh Tuấn |

Đó là nội dung được nêu trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp và nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Khuyến khích, hỗ trợ người dân lắp đặt điện mặt trời áp mái để bán lại cho EVN

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu phương án khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho người dân lắp đặt điện mặt trời áp mái kết hợp đầu tư thiết bị lưu trữ điện để bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).