Nghịch lý xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người nông dân vẫn nghèo

Vương Trần - Phạm Đông |

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan cho biết, theo khảo sát, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế và người trồng lúa cũng là người có thu nhập thấp nhất trong ngành nông nghiệp. Đó là điều không nói khác được, nhưng chúng ta có thể làm khác đi.

Nông nghiệp thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế

Chiều 15.8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT).

Tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - nêu nghịch lý: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người nông dân sản xuất ra lúa gạo vẫn nghèo, nghĩa là cây lúa không mang lại lợi nhuận đáng kể cho người sản xuất.

Đại biểu đề nghị Bộ NNPTNT cho biết nguyên nhân của nghịch lý này? Những giải pháp trước mắt và lâu dài của Bộ NNPTNT để cải thiện tình trạng này?

Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Quochoi.vn

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết, theo khảo sát, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế và người trồng lúa cũng là người có thu nhập thấp nhất trong ngành nông nghiệp. Đó là điều không nói khác được, nhưng chúng ta có thể làm khác đi.

“Bối cảnh này, giá gạo tăng hàng ngày, đây là thời cơ cải thiện thu nhập rất lớn”, ông Hoan nói.

Ông nhắc lại chia sẻ của một người nông dân: "Nếu giá lúa cao, thu nhập ổn định thì nông dân miền Tây sẵn sàng đem mùng ra ngoài đồng giữ lúa cho nhà nước, đảm bảo an ninh lương thực, còn nếu giá thấp chúng tôi sẽ bỏ ruộng".

“Đó là điều ám ảnh tâm trí tôi, làm sao cải thiện thu nhập của người nông dân trồng lúa”, Bộ trưởng Nông nghiệp chia sẻ.

Bộ trưởng cho biết, việc đảm bảo nguồn thu nhập cho người nông dân là điều được Bộ rất quan tâm, trong đó, việc cải thiện thu nhập không phải chỉ là vấn đề giá cả, mà cần tính toán đến các chi phí.

Theo tính toán, thời gian qua, việc sản xuất lúa gạo đã giảm được 20 đến 25% chi phí đầu vào, do ứng dụng quy trình canh tác, “ba tăng, ba giảm”, tiết kiệm đất, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân, tiết kiệm giống, tiết kiệm thuốc. Chính những chi phí giảm xuống này là thành quả giúp gia tăng thu nhập cho người dân.

Bộ trưởng cho rằng, hiện nay, chúng ta đang lo ngại giá cao hơn nữa, có thể làm rối loạn ngành, gây thiếu bền vững, đó cũng là một vấn đề.

Bộ trưởng cũng cho rằng, cần liên kết lại trong hợp tác xã, để có giá ưu đãi do mua nhiều, giúp tăng lợi nhuận. Cần nhìn nhiều chiều hơn về cấu trúc ngành hàng lúa gạo, để có hướng khuyến khích bà con vào hợp tác xã, mua chung, bán chung, hưởng dịch vụ chung, để có thu nhập từ nhiều phân khúc khác nhau, không phải chỉ từ nông sản nuôi trồng, tránh manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.

Bộ trưởng kể, có Giám đốc hợp tác xã nói với Thủ tướng “giờ nông dân rảnh lắm, làm gì cũng có máy móc nên quỹ thời gian đó, nếu chuyển đổi nghề nghiệp, tạo ra nghề thì người nông dân sẽ có thêm thu nhập”.

“Tôi thấu hiểu bà con trồng lúa ở ĐBSCL nhưng cần khuyến khích bà con vào hợp tác xã để mua chung, bán chung, tạo thu nhập ở nhiều phân khúc. 80% diện tích lúa ở ĐBSCL không có liên kết nên chi phí sẽ cao hơn, chất lượng thấp hơn”, ông Hoan nói.

Làm sao hóa giải "lời nguyền" được mùa mất giá?

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Phong (Vĩnh Long) đề nghị, tình trạng giá nông sản rớt thê thảm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Ông hỏi: "Bộ trưởng có giải pháp gì cứu nông sản cho ĐBSCL?".

Vị đại biểu cũng đặt câu hỏi, giải pháp cho việc người dân ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng vì giá mặt hàng này đang tăng cao?

Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Bộ trưởng không đi giải cứu và cũng không nên dùng từ giải cứu nữa", vì nói hàng giải cứu thì nông sản càng rớt giá. Dẫn chứng ở Vĩnh Long, khoai lang Bình Tân đang được giá nhưng do tranh mua, tranh bán giữa thương lái và doanh nghiệp nên có lúc nông sản bị đẩy giá lên, có lúc bà con bị bỏ lại.

“Chúng ta không cấu trúc lại ngành hàng, không đưa bà con vào hình thức hợp tác nào đó thì chúng ta không bao giờ thành công. Chúng ta đừng đánh giá doanh nghiệp ép giá người nông dân. Có doanh nghiệp chụp hình gửi cho tôi khoai lang từ Vĩnh Long đưa ra cửa khẩu 40% phải bỏ vì không đủ quy cách, chủng loại”, Bộ trưởng dẫn chứng cái khó của doanh nghiệp.

Về vấn đề sầu riêng, Bộ trưởng Nông nghiệp khẳng định, đó là sự lựa chọn của bà con, chúng ta không có thẩm quyền nào bắt bà con không được trồng sầu riêng.

“Chúng ta phải tập hợp bà con để khuyến nông, thông tin về thị trường, kết nối với doanh nghiệp, vì giá cả sáng khác, chiều khác, hiệu ứng nào cũng làm giá tăng lên, giảm xuống nên cần cân nhắc”, Bộ trưởng Hoan nói.

Nhấn mạnh cần cả hệ thống vào cuộc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói, không phải muốn né trách nhiệm của Bộ trưởng mà cần sự vào cuộc của các cấp để tạo sự gắn kết chặt chẽ.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Có tình trạng mua gom lúa gạo ồ ạt gây mất cung cầu, đẩy giá lên cao

Vương Trần - Phạm Đông |

Về thực tế giá lúa gạo bị đẩy lên cao, Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích giá nông sản quyết định bởi cung cầu, cầu tăng mà cung không tăng thì giá sẽ lên. Nhưng ngoài bài toán cung cầu còn tình trạng cố tình đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giá lúa gạo đang nóng

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, qua nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn, giá cả lúa gạo đang nóng.

Chuyên gia Thái Lan bất ngờ trước thành tựu lúa gạo Việt Nam

LỤC TÙNG |

“Việt Nam là nhà vô địch xuất khẩu gạo tại thị trường ASEAN”, “Thái Lan sẽ không thể bắt kịp Việt Nam”, ông Sakda Sineves, chuyên gia cao cấp nông nghiệp Thái Lan, đã dành lời “có cánh” cho lúa gạo Việt Nam.

4 lần cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận hối lộ 2,25 triệu USD

Tiến Nguyễn |

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được xác định đã nhận hối lộ 2,25 triệu USD (51.108.500.000 đồng) trong vụ Việt Á.

Kinh ngạc chiêu trò lừa đảo tinh vi với sinh viên tìm nhà trọ

Ngọc Khuê - Phương Thảo |

Kể từ đầu tháng 8, sinh viên các tỉnh bắt đầu lên Hà Nội nhập học và tìm nhà trọ. Nắm bắt được tâm lý nhẹ dạ cả tin của nhiều sinh viên, một số đối tượng đã lợi dụng thời cơ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các chiêu trò tinh vi.

Hé lộ nhiều biển số ngũ quý siêu đẹp trong phiên đấu giá biển số đầu tiên

Khánh Linh |

11 biển số nằm trong dải số của Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Giang… được đưa lên sàn đấu giá vào phiên đấu giá biển số đầu tiên, ngày 22.8 tới đây. Trong đó có nhiều biển ngũ quý "siêu đẹp" như 30K-555.55, 51K-888.88...

Cục Đăng kiểm thông tin sau phản ánh về cú “bổ” máy gần 400 triệu đồng

Nguyễn Hùng |

Ngay sau bài đăng của Báo Lao Động phản ánh tình trạng bất cập trong việc đăng kiểm đối với phương tiện thủy ở Quảng Ninh, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) đã có công văn báo cáo Bộ Giao thông - Vận tải, trong đó cho biết, đã xây dựng dự thảo Quy chuẩn đăng kiểm mới nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các chủ tàu, doanh nghiệp.

Nếu chứng khoán giảm thêm chục điểm, cân nhắc bán ra một phần

Anh Kiệt |

Về ngắn hạn, sau phiên giảm mạnh, thị trường chứng khoán có thể sẽ có những nhịp hồi phục. Kháng cự nhà đầu tư cần lưu ý là vùng điểm số 1.200.

Có tình trạng mua gom lúa gạo ồ ạt gây mất cung cầu, đẩy giá lên cao

Vương Trần - Phạm Đông |

Về thực tế giá lúa gạo bị đẩy lên cao, Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích giá nông sản quyết định bởi cung cầu, cầu tăng mà cung không tăng thì giá sẽ lên. Nhưng ngoài bài toán cung cầu còn tình trạng cố tình đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giá lúa gạo đang nóng

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, qua nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn, giá cả lúa gạo đang nóng.

Chuyên gia Thái Lan bất ngờ trước thành tựu lúa gạo Việt Nam

LỤC TÙNG |

“Việt Nam là nhà vô địch xuất khẩu gạo tại thị trường ASEAN”, “Thái Lan sẽ không thể bắt kịp Việt Nam”, ông Sakda Sineves, chuyên gia cao cấp nông nghiệp Thái Lan, đã dành lời “có cánh” cho lúa gạo Việt Nam.