Ngày càng nhiều dòng sông chết, cần sự vào cuộc cải tạo của các địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Trước ý kiến của các đại biểu về việc xuất hiện ngày càng nhiều dòng sông “chết”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ phối hợp với các địa phương để khắc phục tình trạng này.

Phục hồi nguồn nước là rất cấp bách

Góp ý về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại nghị trường chiều 20.6, đại biểu Tráng A Dương (đoàn Hà Giang) bày tỏ quan ngại khi ngày càng có thêm những “dòng sông chết”.

Đại biểu cho rằng việc phục hồi nguồn nước là rất cấp bách, nhưng cần có kinh phí lớn với sự tham gia nhiều bộ ngành, tổ chức cá nhân. Từ đó, đề nghị quy định rõ cơ chế chính sách tài chính cho việc bảo vệ, phục hồi nguồn nước, nhất là việc chi trả chi phí dịch vụ môi trường rừng.

Đại biểu Tráng A Dương. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Tráng A Dương. Ảnh: Phạm Đông

Đại biểu Nguyễn Văn Thi (đoàn Bắc Giang) cũng đề nghị bổ sung chính sách khuyến khích đơn vị, cá nhân đầu tư vào công nghệ để tăng cường tái sử dụng nước, đa dạng các nguồn nước.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa góp ý về quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông. Ông Võ Mạnh Sơn cho rằng, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông có ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức có sử dụng nước trong phạm vi quy hoạch.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt đang diễn ra bình thường có thể sẽ phải chấm dứt hoặc điều chỉnh với chi phí lớn chỉ vì sự thay đổi của quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông.

Những nguy cơ thay đổi đột xuất này làm giảm tính ổn định của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, làm giảm khả năng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định trong trường hợp quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông làm thay đổi quyền sử dụng nguồn nước, thì cần phải lấy ý kiến của đối tượng đang khai thác, sử dụng nguồn nước đó.

Nhiều người dân lấn chiếm phần diện tích ven sông

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, việc sụt giảm đến mức báo động về trữ lượng nước do nhiều nguyên nhân cũng đòi hỏi có những quy định, giải pháp quyết liệt  để ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh nguồn nước.

Bởi thế, việc nhấn mạnh khía cạnh tài nguyên của nước trong tên gọi của Luật và quy định xuyên suốt trong các nội dung của luật, nhất quán quan điểm: Nước là tài sản công và sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

Theo đại biểu, so với luật Tài nguyên nước hiện hành, dự thảo luật lần này có bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, đảm bảo việc quản lý nguồn nước được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong khoản 4 có quy định hành vi bị cấm là “lấp sông suối, kênh rạch” chưa rõ các hành vi bị cấm. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều dòng song tuy chưa bị lấp nhưng bị người dân lấn chiếm phần diện tích ven sông rất nhiều bằng cách đổ vật liệu bồi đắp biến phần mặt nước sông thành diện tích đất để sử dụng.

"Hầu như những con sông có các hộ gia đình sinh sống hai bên bờ sông đều rơi vào tình trạng bị lấn chiếm, nên tôi đề nghị cần quy định rõ hành vi bị cấm là: lấn chiếm, lấp sông suối, kênh rạch…", đại biểu đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Phạm Đông

Cần sự vào cuộc của các địa phương

Phát biểu tiếp thu, giải trình sau phần thảo luận của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Đặng Quốc Khánh trao đổi về vấn đề dòng sông “chết” các đại biểu đề cập.

Ông Khánh cho biết, các dòng sông đi qua các địa phương, do đó, bộ sẽ phối hợp với các địa phương để cải tạo, phục hồi nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiếp tục nghiên cứu các chức năng phòng chống thoát lũ, chứa lũ, điều hòa mưa lũ, chống ngập đô thị.

Đồng thời, ông Khánh cũng cho rằng, các địa phương cần vào cuộc trong điều tiết các dòng sông để vừa đảm bảo an ninh đối ngoại vừa đảm bảo an ninh nguồn nước

Về trách nhiệm quản lý nguồn nước còn có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, do đó, sẽ tiếp tục rà soát Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để không trùng lặp nội dung ở các Luật, tránh chồng chéo, đảm bảo phân cấp, phân quyền rõ ràng, đầy đủ.

Nhấn mạnh người dân sinh sống hai bên dòng sông là đối tượng chịu tác động bởi các dự án về nguồn nước do đó, dự thảo Luật cũng sẽ lưu ý đến việc lấy ý kiến dân cư trong quy hoạch, phát triển các dự án để đảm bảo đời sống cho nhân dân.

Thừa nhận hiện nay việc sử dụng nguồn nước chưa hiệu quả và việc tuần hoàn nước còn hạn chế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường lưu ý Việt Nam là quốc gia biển, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa là điều rất dễ xảy ra. Do vậy, cần phải triển khai các giải pháp để đảm bảo điều tiết, điều hoà nguồn nước.

Theo ông Khánh, các quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên nước cần hướng đến sử dụng 3 nguồn nước là nước mặt, nước ngọt và nước lợ.

“Bộ sẽ tiếp thu, hoàn thiện các quy định về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả nhất, từ việc căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để thực hiện quy hoạch tài nguyên nước có chiến lược, đảm bảo hiệu quả nhất. Trong đó tiếp tục nghiên cứu, rà soát để khắc phục các hậu quả do nguồn nước gây ra như mưa lũ, ô nhiễm môi trường nước”, ông Khánh nhấn mạnh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội xem xét biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ xem xét biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền

NHÓM PV |

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Việt Nam kêu gọi sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước sông Mekong

Song Minh |

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 ngày 5.4 tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước sông Mekong, duy trì hợp lý dòng chảy trên dòng chính, ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực, nhất là đối với các nước hạ nguồn.

Vợ hành khách trên tàu Titan là hậu duệ của nhân vật có thật ở phim Titanic

MINH PHONG |

Vợ của ông Stockton Rush - một trong những hành khách mất tích trên chuyến tàu lặn Titan chính là hậu duệ của nhân vật có thật từng xuất hiện trên phim Titannic.

4 tuyến đường Thủ Thiêm mất hàng loạt nắp cống, bẫy người đi đường

MINH QUÂN |

TPHCM – Hàng loạt nắp cống ở 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị mất cắp, chỉ được rào chắn tạm bợ tạo thành cái bẫy rình rập người đi đường. Ngoài ra, hàng loạt thiết bị chiếu sáng, tủ điện, lan can cầu trên các tuyến đường cũng “không cánh mà bay”.

Cận cảnh dàn môtô Honda Goldwing 2023 mới trang cấp cho lực lượng CSGT

Tô Thế |

Dàn siêu môtô Honda Goldwing 2023 mới được trang cấp cho lực lượng Cảnh sát giao thông dẫn đoàn thuộc Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) và công an các địa phương.

8 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử

PHẠM ĐÔNG |

Tại kỳ họp thứ 5, sáng 22.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Kết quả biểu quyết cho thấy, có 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật này (đạt tỷ lệ 94,74%).

Hiện tượng El Nino làm tăng nguy cơ khủng hoảng khói bụi ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Singapore, Indonesia và Malaysia có thể phải đối mặt với tình trạng khói mù nghiêm trọng nhất trong vòng ít nhất 5 năm do khả năng El Nino mạnh sẽ khiến thời tiết nóng hơn và khô hơn.

Quốc hội xem xét biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ xem xét biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền

NHÓM PV |

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Việt Nam kêu gọi sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước sông Mekong

Song Minh |

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 ngày 5.4 tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước sông Mekong, duy trì hợp lý dòng chảy trên dòng chính, ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực, nhất là đối với các nước hạ nguồn.