Năm 2024 - tập trung tháo gỡ tối đa khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Minh Ánh thực hiện |

Trong cuộc trò chuyện đầu xuân Giáp Thìn với Báo Lao Động, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh mục tiêu lớn của ngành Tài chính trong năm 2024: Xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn lực thực hiện nhanh các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng; chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp và tinh gọn bộ máy.

Theo Bộ trưởng, công tác điều hành Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong năm vừa qua có nhiều dấu ấn, tạo dư địa để cân đối được ngân sách, thực hiện tăng lương, ổn định đời sống cán bộ, viên chức, người lao động. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về điều này?

- Ước thu NSNN năm 2023 vượt khoảng 5% so với dự toán; kể cả số thuế miễn giảm thì thu ngân sách năm nay vượt khoảng 9-10% so với dự toán Quốc hội giao. Đáng chú ý, cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đều vượt thu so với dự toán.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau dịch, sức chống chịu của doanh nghiệp đến hạn, kết hợp với việc tiếp tục thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tôi cho rằng kết quả thu NSNN cả năm như trên là kết quả hết sức tích cực, là dấu ấn quan trọng trong điều hành NSNN nước năm 2023.

Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, tham mưu Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, tạo động lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách, điều hành chi chặt chẽ trong phạm vi dự toán và khả năng thu ngân sách các cấp.

Trong năm 2023, chúng ta đã cân đối, đảm bảo nguồn lực thực hiện nâng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 21%) từ ngày 1.7.2023. Việc này vô cùng ý nghĩa do 3 năm qua, do tác động của dịch COVID-19, kinh tế tài chính ngân sách còn khó khăn lại phải dồn sức cho phòng chống dịch nên chưa thực hiện cải cách tiền lương được, vì vậy đời sống một bộ phận cán bộ công chức gặp khó khăn. Đây cũng là tiền đề quan trọng để năm 2024 chúng ta tiếp tục thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Thành công trong kiểm soát bội chi, quản lý nợ công cũng là một điểm sáng trong điều hành chính sách tài khóa thời gian qua, được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững, có nhiều dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng.

Ước tỉ lệ bội chi ngân sách năm 2023 dưới 4% so với mức 4,42% Quốc hội cho phép. Nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Cơ cấu nợ tích cực, dư nợ trong nước tăng lên, nợ nước ngoài giảm dần. Với mức nợ thấp so với trần như hiện nay và cơ cấu nợ thuận lợi, sau một thời gian Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ cơ cấu lại nợ công, Việt Nam có nhiều dư địa vay nợ công để triển khai vay vốn cho những dự án lớn là động lực của nền kinh tế, tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh nhất và bền vững nhất...

Cùng với đó, các công tác khác của ngành cũng được tích cực triển khai tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành. Giá cả và thị trường giá cả được điều hành linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân; tập trung, rà soát hoàn thiện pháp luật về tài sản công và đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà đất; nhiều hoạt động hợp tác tài chính quốc tế được thúc đẩy đã góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tích cực cải cách thủ tục hành chính góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí; kỷ cương, kỷ luật tài chính được tăng cường.

Đến nay, có thể khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương và nhờ sự nỗ lực, tận tâm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, ngành Tài chính đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2023 đặt ra, góp phần vào thành quả phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.

Dự báo kinh tế thế giới và trong nước năm 2024 sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Bộ trưởng đặt kỳ vọng gì về nền kinh tế năm tới và Bộ sẽ tiếp tục có tham mưu gì cho Chính phủ trong điều hành chính sách tài chính - NSNN?

- Dự báo năm 2024 chúng ta triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong đó dự báo khó khăn sẽ nhiều hơn thuận lợi. Trong khi đó nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tài chính hết sức nặng nề: Dự toán thu NSNN là 1,7 triệu tỉ đồng; Dự toán chi NSNN là 2,1 triệu tỉ đồng; Bội chi NSNN là 399,4 nghìn tỉ đồng, tương đương khoảng 3,6% GDP.

Vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2024 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Vì vậy, mức độ nới lỏng cần được tính toán, cân nhắc thận trọng để đạt được đa mục tiêu nói trên, trong đó mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Trong bối cảnh đó, mục tiêu lớn của ngành Tài chính là xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn lực thực hiện nhanh các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng; chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp và tinh gọn bộ máy.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ triển khai quyết liệt một số nhóm giải pháp như: Thường xuyên theo dõi, dự báo đúng tình hình kinh tế thế giới và trong nước, không để bị động, bất ngờ. Tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế khác nhằm giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội; Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục cơ cấu lại chi đầu tư công; tập trung nguồn lực bố trí cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách các công trình trọng điểm quốc gia,… phấn đấu giải ngân đầu tư công cao hơn năm trước, hạn chế tối đa tình trạng chuyển nguồn.

Đổi mới quản lý chi thường xuyên, tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ, khuyến khích sử dụng nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ đặc thù của các bộ, ngành, địa phương. Bố trí đủ nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

Đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ; tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm. Tiếp tục hoàn thiện pháp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá và các dịch vụ tài chính khác để đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp thông lệ quốc tế.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Minh Ánh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Chúng tôi đã sẵn sàng các kịch bản cho năm 2023

Lê Thanh Uyên |

Nền kinh tế Việt Nam khép lại 2022 với chỉ số GDP tăng trưởng cao nhất trong 11 năm - đạt trên 8%. Vượt thu ngân sách đạt 389.000 tỷ đồng, vượt 27,76% so với dự toán, tăng 14,1% so với 2021. Lạm phát được khống chế dưới mức 4%. Việt Nam là nước hiếm hoi trên thế giới được hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia uy tín là Moody's và Fitch đồng loạt nâng hạng.

Tuy nhiên trong năm 2022, nền kinh tế cũng gặp vô vàn khó khăn, thách thức. Nhân ngày đầu năm mới 2023, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với người đứng đầu ngành tài chính - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc 

Trao quà Tết của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho công nhân Bình Định

Xuân Nhàn |

Chiều 17.1, LĐLĐ Bình Định đã trao 100 suất quà Tết của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty cổ phần Giày Bình Định.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

NHÓM PV |

Lĩnh vực tài chính được Quốc hội chất vấn sẽ gồm hoạt động của thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, giải pháp chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm.

Hàng quán chật kín khách sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Nhật Minh |

Trong ngày đầu mở cửa trở lại sau Tết, nhiều hàng quán tại Hà Nội đông đúc, quá tải. Vào giờ cao điểm, nhiều thực khách phải đợi 15-20 phút mới có đồ ăn.

Công sở ngày đầu năm mới ở Hà Nội vắng người dân tới làm thủ tục hành chính

VĨNH HOÀNG - KHÁNH AN |

Trong ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, có khá ít người dân đến cơ quan, công sở của TP Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính.

Nữ diễn viên Việt từng đóng phim Hollywood tỏa sáng ở “Mai” của Trấn Thành

Mi Lan |

Không phải Tuấn Trần, 2 nữ diễn viên Phương Anh Đào và Hồng Đào mới là những điểm sáng lớn nhất về diễn xuất trong phim “Mai”.

2 vợ chồng bị đuối nước khi bơi thuyền ra sông để chụp ảnh ở Thanh Hoá

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhóm 8 người chèo thuyền ra khu vực lòng hồ thủy điện để chụp ảnh thì không may bị lật thuyền, hậu quả khiến 2 vợ chồng bị đuối nước thương tâm.

Đầu năm mới cùng ngư dân Thái Bình vươn khơi săn lộc biển

TRUNG DU |

Thái Bình - Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, giá cá khoai lưới tăng cao ở mức 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg. Phóng viên Lao Động đã có chuyến ra khơi đầu năm cùng ngư dân ở huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đi săn loài cá được gọi là lộc biển này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Chúng tôi đã sẵn sàng các kịch bản cho năm 2023

Lê Thanh Uyên |

Nền kinh tế Việt Nam khép lại 2022 với chỉ số GDP tăng trưởng cao nhất trong 11 năm - đạt trên 8%. Vượt thu ngân sách đạt 389.000 tỷ đồng, vượt 27,76% so với dự toán, tăng 14,1% so với 2021. Lạm phát được khống chế dưới mức 4%. Việt Nam là nước hiếm hoi trên thế giới được hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia uy tín là Moody's và Fitch đồng loạt nâng hạng.

Tuy nhiên trong năm 2022, nền kinh tế cũng gặp vô vàn khó khăn, thách thức. Nhân ngày đầu năm mới 2023, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với người đứng đầu ngành tài chính - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc 

Trao quà Tết của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho công nhân Bình Định

Xuân Nhàn |

Chiều 17.1, LĐLĐ Bình Định đã trao 100 suất quà Tết của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty cổ phần Giày Bình Định.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

NHÓM PV |

Lĩnh vực tài chính được Quốc hội chất vấn sẽ gồm hoạt động của thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, giải pháp chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm.