Lo trượt đại học, 27 điểm vẫn điều chỉnh nguyện vọng

Bích Hà |

Sau khi Bộ GDĐT công bố phổ điểm thi THPT Quốc gia, với sự xuất hiện của “cơn mưa” điểm 10, nhiều thí sinh đạt 24-25 điểm vẫn lo trượt đại học. Trong khi đó, không ít thí sinh trước đây chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp, nay tiếc nuối vì "lỡ" được điểm cao.

Lo "kịch bản" 27 điểm vẫn trượt đại học

Những ngày qua, chưa hết vui mừng vì điểm thi cao, nhiều học sinh đau đầu trong việc tính toán để đổi nguyện vọng xét tuyển đại học. Lý do là bởi mặt bằng điểm thi năm nay cao hơn, điểm chuẩn xét tuyển đại học của một số trường dự đoán cũng nhích hơn so với năm trước.

Phạm Phương Vy (TPHCM) được 24,25 điểm khối D. Vy đăng ký nguyện vọng 1 vào khoa Luật Kinh doanh của ĐH Luật TPHCM. Với số điểm này, những năm trước Vy có thể đậu vào không ít trường top đầu, nhưng năm nay em không tin mình có thể đỗ vào ngành học yêu thích.

“Năm ngoái, Khoa Luật Kinh doanh của ĐH Luật TPHCM lấy 24 điểm nguyện vọng 1. Năm nay, qua khảo sát trên một số diễn đàn dành cho các bạn sinh năm 1999 ôn thi, số thí sinh đạt từ 24-25 điểm rất nhiều. Em nghĩ mình không có cơ hội đỗ đại học nếu không điều chuyển nguyện vọng xét tuyển xuống các trường top dưới”- Vy lo lắng.

Tương tự, Trịnh Thị Như Ý (Quảng Nam) cũng chung tâm trạng, không biết với số điểm 24,5, em có đỗ vào Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng hay không. Không chỉ những thí sinh có ngưỡng điểm khoảng 24 điểm lo lắng, mà nhiều em được 27-28 điểm vẫn sợ trượt.

“Sau khi biết thông tin điểm chuẩn của Trường Đại học Y Hà Nội sẽ dao động từ 25 – 29 điểm, em đang tính đến chuyện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển xuống các trường ở top dưới. Mặt bằng khối B năm nay điểm rất cao, em sợ kịch bản sẽ lặp lại như năm 2015, được 27- 28 điểm vẫn trượt đại học như thường” – T.B (thí sinh ở Hưng Yên) chia sẻ.

TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho rằng, điểm chuẩn trúng tuyển năm 2017 của trường có thể sẽ nhích nhẹ.

Với mức điểm chuẩn khá cao, tiến sĩ Hương khuyên các thí sinh ngoài việc đăng ký nguyện vọng mong muốn cũng phải dự phòng thêm một nguyện vọng khác để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, tránh việc được điểm cao vẫn trượt đại học.

Người xuýt xoa tiếc!

Trong khi các bạn điểm cao sợ bị trượt đại học vì đăng ký trường top đầu thì không ít thí sinh khác lại tiếc vì lỡ mất cơ hội được vào đại học.

Theo quy chế thi THPT Quốc gia năm 2017 của Bộ GDĐT, nếu muốn dùng kết quả thi để xét tuyển đại học, cao đẳng, thì khi làm hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh bắt buộc phải đánh dấu X vào mục số 9 trong hồ sơ. Nếu không đăng ký tham gia xét tuyển thì sau khi công bố điểm, thí sinh đó chỉ được xét công nhận tốt nghiệp.

“Em học không giỏi, chỉ mong đỗ tốt nghiệp là tốt lắm rồi, nên không đăng ký xét tuyển đại học. Từ lúc biết kết quả khi, em thấy tiếc quá. Môn địa lý em được 7 điểm, sử 6 điểm, các môn còn lại đều vừa đủ điểm trung bình. Nếu tính điểm 3 môn khối C của em được 18 điểm (chưa kể điểm cộng ưu tiên khu vực). Nếu trước đó em có đăng ký dùng điểm để xét tuyển, có khi vẫn có cơ hội đỗ vào một trường đại học top dưới nào đấy” – L.A (một thí sinh ở Hưng Yên) tiếc nuối.

Không ít thí sinh khác cũng rơi vào trường hợp tương tự, không kỳ vọng đạt điểm cao, nhưng kết quả lại ngoài mong đợi.

Với những trường hợp này, thí sinh chỉ được tham gia xét tuyển các đợt bổ sung do các trường tự thực hiện, hoặc xét tuyển bằng học bạ vào các trường có xét tuyển hình thức này. Do đó, các thí sinh thuộc diện này sẽ phải thường xuyên cập nhật thông tin từ các trường ĐH, CĐ để làm hồ sơ kịp thời, tránh mất cơ hội vào đại học.

Từ 15.7 đến hết ngày 23.7 là thời gian để thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm. Năm nay, mỗi em có duy nhất một lần điều chỉnh và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: Trực tuyến hoặc bằng phiếu.
Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Nghề trông thú cưng ngày Tết ở Trung Quốc đắt khách trở lại

Thanh Hà |

Tại khách sạn của Zhou Tianxiao ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh, lượng đặt phòng đang tăng nhanh khi Trung Quốc nới lỏng quy định ngừa COVID-19 làm bùng nổ du lịch.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Táo Giao thông Chí Trung: Tết tôi thích đóng cửa xem phim và đọc sách

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng", NSƯT Chí Trung chia sẻ về cuộc sống khác biệt sau khi nghỉ chế độ, không còn gánh trên vai trách nhiệm của Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Hà Nội: 30 Tết, người dân chen chúc ở "chợ nhà giàu" mua đồ cúng Tết

HỮU CHÁNH |

Từ sáng sớm 21.1 (30 Tết), rất đông người Hà Nội đổ về "chợ nhà giàu" (ở quận Hoàn Kiếm), chi tiền triệu mua đồ cúng Tết để bày tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.