Kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, lạm phát có dấu hiệu đảo chiều

PHẠM ĐÔNG |

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chỉ rõ, có 17 bộ, cơ quan Trung ương giải ngân đầu tư công dưới 10%, nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ vẫn là khâu yếu.

17 bộ, cơ quan Trung ương giải ngân đầu tư công dưới 10%

Tiếp tục phiên họp thứ 27, sáng 16.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, kinh tế - xã hội năm nay tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, 10 trong 15 chỉ tiêu Quốc hội giao đạt và vượt mục tiêu.

Tuy nhiên, 5 chỉ tiêu sẽ không đạt, trong đó năng suất lao động năm thứ 3 liên tiếp không đạt mục tiêu. Cùng đó, chỉ tiêu tăng trưởng năm nay giảm đáng kể, khi GDP cả năm ước tăng trên 5%. Mức này thấp hơn mục tiêu 6,5% Quốc hội giao và yêu cầu phấn đấu 6% được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại cuộc họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ.

"Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận xét.

Ông Vũ Hồng Thanh cũng chỉ rõ, một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả. Thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhưng trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, việc ban hành thông tư, quy chuẩn kỹ thuật còn bất cập gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, tiến độ lập, triển khai các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia còn chậm. Việc triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm. Trong đó có việc phải đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm.

Bên cạnh đó, nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm nhưng dư nợ tín dụng đến ngày 21.9.2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022.

Lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm 4 lần với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở thời điểm cuối tháng 8.2023 chỉ giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022.

Đặc biệt, lạm phát đã có dấu hiệu đảo chiều tăng trong 3 tháng gần đây, tỉ giá cũng có những biến động mạnh trong tháng 8, tháng 9. Lạm phát cơ bản 9 tháng là 4,49%, cao hơn nhiều so với lạm phát tổng thể sẽ ảnh hưởng đến không gian chính sách tiền tệ, hạn chế việc tăng cung tiền, tăng dư nợ tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng (hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch), chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cùng một hệ thống pháp luật nhưng một số cơ quan trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung. Trong đó, có 17 bộ, cơ quan Trung ương chỉ giải ngân dưới 10%.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Toàn cảnh phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, theo Ủy ban Kinh tế là do tác động, ảnh hưởng nặng nề của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý dứt điểm, nhất là trong bối cảnh thế giới biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ.

Trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, có quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Công tác dự báo chưa sát, vai trò quản lý nhà nước, tham mưu, phản ứng chính sách, sự phối hợp của một số bộ, ngành trong một số trường hợp chưa kịp thời, quyết liệt, có nơi, có lúc còn bị động, lúng túng, hiệu quả chưa cao; hiệu quả chính sách có độ trễ.

“Việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ vẫn là khâu yếu. Một bộ cán bộ thực thi còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai trong triển khai công vụ; chậm phản ứng chính sách đối với các biến động của nền kinh tế” – báo cáo nêu rõ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Khắc phục đăng ký vốn đầu tư công nhiều nhưng không thực hiện được

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 2 của Chính phủ, làm việc với 29 bộ, ngành, địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47%

PHẠM ĐÔNG |

Ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, cho vay là sống còn của ngân hàng

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ "cộng sinh", "nhân quả", nên phải đặt mình vào địa vị của người khác để lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Nguồn vốn là vấn đề "sống còn" của doanh nghiệp, cho vay là hoạt động "sống còn" của ngân hàng, trong khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp.

Ban chấp hành khoá XVII Công đoàn Hà Nội có 58 ủy viên

Kiều Vũ |

Hà Nội - Theo kết quả bầu cử trong phiên làm việc thứ 2 của Đại hội VXII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố khoá mới gồm 58 ủy viên.

Hơn 700 phương tiện chạy quá tốc độ bị camera giao thông AI bắt lỗi

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Sau một tháng chính thức xử phạt vi phạm từ hình ảnh của camera giao thông, xử lý thông tin bằng trí tuệ nhân tạo (AI), lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) đã ghi nhận hơn 700 phương tiện chạy quá tốc độ.

Giáo viên muốn được công nhận là nghề nặng nhọc để được nghỉ hưu sớm

Mạnh Cường |

Ở mỗi cấp học, giáo viên đều cho rằng, có rất nhiều khó khăn, áp lực, thậm chí phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại. Do đó, không ít giáo viên đều muốn được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại và được nghỉ hưu sớm 5 năm.

Giá vé máy bay Tết 2024 quá đắt, ngành du lịch lo khách quay lưng

Ý Yên |

Việc các hãng hàng không tung ra bán vé máy bay Tết 2024 với giá quá cao, thậm chí cao hơn giá tour trọn gói đến các nước trong khu vực, khiến doanh nghiệp du lịch lo vắng khách và khách Việt thì “quay xe” đổ ra nước ngoài du lịch.

Xuất hiện người phụ nữ xin nhận lại cháu bé 4 tuổi bị bỏ rơi ngoài đường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một người phụ nữ bỗng dưng xuất hiện, tự nhận mình là mẹ cháu bé bị bỏ rơi cách đây 7 ngày ngoài đường (xã Hòa Xuân, TP Buôn Ma Thuột), xin nhận lại con đem về nuôi.

Khắc phục đăng ký vốn đầu tư công nhiều nhưng không thực hiện được

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 2 của Chính phủ, làm việc với 29 bộ, ngành, địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47%

PHẠM ĐÔNG |

Ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, cho vay là sống còn của ngân hàng

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ "cộng sinh", "nhân quả", nên phải đặt mình vào địa vị của người khác để lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Nguồn vốn là vấn đề "sống còn" của doanh nghiệp, cho vay là hoạt động "sống còn" của ngân hàng, trong khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp.