Kích hoạt, tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 4.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2023, phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, cùng với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được xác định là phong trào nòng cốt trong phát triển đất nước với những hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới.

Phong trào nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước toàn diện, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Trong năm 2023, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện toàn diện, cụ thể, tạo chuyển biến tích cực và trở thành hoạt động xã hội rộng lớn, thiết thực góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng thôn, ấp, bản văn hóa được thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm.

Nhiều phong trào thi đua đã trở thành điểm sáng, nhiều nội dung đã đi vào cuộc sống hàng ngày, được các cấp, các ngành, xã hội và người dân hưởng ứng, tham gia thực hiện tích cực, trách nhiệm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận hội nghị. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận hội nghị. Ảnh: VGP

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" có phạm vi, địa bàn hết sức rộng lớn, phong phú về hình thức, đa dạng về đối tượng tham gia, đòi hỏi cách tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ hết sức cụ thể mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác, thiết thực.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài là xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở, cần có quy định, định mức, chỉ tiêu cụ thể giao cho cấp ủy, chính quyền các cấp (quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng, bố trí nguồn vốn đầu tư, chi phí quản lý, vận hành…), với trách nhiệm giám sát của Ban Chỉ đạo phong trào các cấp, trong đó có Bộ KHĐT, Bộ Tài chính.

"Trong năm 2024, các thành viên Ban Chỉ đạo cần đề xuất các phong trào xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi cấp thiết của quần chúng nhân dân, có giải pháp thực thi đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, hình thành các mô hình, giá trị văn hoá gắn bó chặt chẽ với đời sống, sinh hoạt thường nhật", Phó Thủ tướng Chính phủ nói.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế, chính sách để nguồn lực Nhà nước sẽ kích hoạt, tạo điều kiện cho người dân, đối tượng chủ thể của từng phong trào văn hoá có thể chủ động tham gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý, cần có cơ chế theo dõi, khảo sát, đánh giá, tổng hợp phong trào văn hoá trên cả nước, từ đó tổng kết, hoàn thiện cơ chế, chính sách và nhân rộng mô hình xây dựng đời sống văn hoá phù hợp với đặc trưng, bản sắc ở từng địa bàn, vùng, miền.

Đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích, hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội, như Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… trong tập hợp lực lượng, phát động và thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu có công trình văn hóa tầm quốc gia do xã hội, tư nhân thực hiện

PHẠM ĐÔNG |

Về việc phát triển các công trình văn hóa, thể thao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà gợi mở có thể nghiên cứu những công trình ở tầm quốc gia nhưng có thể do địa phương, xã hội hay tư nhân thực hiện.

Dành gói tín dụng ưu đãi 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi, trước mắt khoảng 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa.

Phát triển văn hóa không chỉ là dành bao nhiêu ngân sách, làm những việc gì

PHẠM ĐÔNG |

Để văn hóa được chú trọng, có sự chuyển biến về chất thực sự, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, không phải chỉ đơn thuần là việc dành bao nhiêu ngân sách cho văn hóa hay giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) làm những việc gì.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nhiều người dân ở TPHCM lại xếp hàng dài từ sáng sớm chờ mua vàng miếng SJC

NGỌC LÊ |

Sáng 10.6, hàng trăm người dân lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi trước trụ sở Công ty TNHH MTV thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 (TPHCM) để chờ mua vàng miếng.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Nghiên cứu có công trình văn hóa tầm quốc gia do xã hội, tư nhân thực hiện

PHẠM ĐÔNG |

Về việc phát triển các công trình văn hóa, thể thao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà gợi mở có thể nghiên cứu những công trình ở tầm quốc gia nhưng có thể do địa phương, xã hội hay tư nhân thực hiện.

Dành gói tín dụng ưu đãi 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi, trước mắt khoảng 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa.

Phát triển văn hóa không chỉ là dành bao nhiêu ngân sách, làm những việc gì

PHẠM ĐÔNG |

Để văn hóa được chú trọng, có sự chuyển biến về chất thực sự, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, không phải chỉ đơn thuần là việc dành bao nhiêu ngân sách cho văn hóa hay giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) làm những việc gì.