Không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca

Phạm Đông |

Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) bổ sung quy định "Không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca".

Sáng 28.3, đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại báo cáo số 87/BC-CP, Chính phủ đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn về việc cho phép khai thác, sử dụng và phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca trong đời sống xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng.

Quy định này nhằm vừa bảo đảm tính pháp lý, giữ gìn sự trang trọng, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, vừa đáp ứng nhu cầu phổ biến đến nhân dân, hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn. Qua nghiên cứu, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản thống nhất với sự cần thiết bổ sung quy định này.

Tuy nhiên, về nội dung cụ thể Chính phủ đề nghị bổ sung trong dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy quy định “Việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định của pháp luật” là nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật, hơn nữa cũng không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ nên đề nghị không bổ sung vào Điều 7.

Ghi nhận một phần ý kiến của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Một số ý kiến khác tán thành thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này và đề nghị quy định lộ trình thực hiện.

“Tiếp thu ý kiến đa số ĐBQH, nội dung này xin được giữ như quy định của luật hiện hành”, ông Tùng nói.

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Bày tỏ đồng tình, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đánh giá cao việc Chính phủ kịp thời bổ sung nội dung trên vào dự thảo luật lần này vì vừa qua trên thực tế cũng có vấn đề phát sinh.

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) băn khoăn phương án được tiếp thu, chỉnh lý đã giải quyết được thực tiễn hay không.

“Vụ việc vừa qua chúng ta không được nghe Quốc ca Việt Nam, qua rà soát thấy lỗ hổng pháp lý khá lớn khi chưa có văn bản nào quy định về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Việc sửa luật lần này nên chăng cần xử lý. Thẩm quyền quy định sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không ai phù hợp hơn Chính phủ nên giao Chính phủ quy định vì hiện chưa giao ai được quy định hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca” – ông Long đề xuất.

Phân tích sâu hơn nội dung này, đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) cho biết hệ thống văn bản quy định hiện nay chủ yếu liên quan xử lý hành vi xâm phạm.

Ông Lê Minh Nam cũng dẫn thực tế vừa qua có một số vụ việc liên quan Quốc kỳ, Quốc ca trên không gian mạng gây bức xúc, ảnh hưởng hình ảnh quốc gia, thậm chí xúc phạm nên luật cần có giải pháp giải quyết.

Dưới góc độ bản quyền, đại biểu cho rằng, nếu không quy định cụ thể quyền liên quan thì xảy ra trường hợp nhân danh sáng tạo nghệ thuật, có quyền liên quan để cản trở, xúc phạm cũng như ngăn cản việc phổ biến, tiếp cận Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

ĐBQH chuyên trách thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3

Phạm Đông |

Trong 2 ngày 28 và 29.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Âm thanh Quốc ca không bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Malaysia

Hải Minh |

Tại trận đấu giữa Việt Nam - Malaysia, âm thanh Quốc ca đã không bị tắt tiếng như trận đấu của tuyển Việt Nam trước đó.

Không được phép ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam!

Mai Hương |

Nghi thức hát Quốc ca mở đầu trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Lào tại AFF Cup 2020 phát trên YouTube, mạng xã hội... không được bật tiếng đã khiến khán giả bức xúc. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

ĐBQH chuyên trách thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3

Phạm Đông |

Trong 2 ngày 28 và 29.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Âm thanh Quốc ca không bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Malaysia

Hải Minh |

Tại trận đấu giữa Việt Nam - Malaysia, âm thanh Quốc ca đã không bị tắt tiếng như trận đấu của tuyển Việt Nam trước đó.

Không được phép ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam!

Mai Hương |

Nghi thức hát Quốc ca mở đầu trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Lào tại AFF Cup 2020 phát trên YouTube, mạng xã hội... không được bật tiếng đã khiến khán giả bức xúc. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.