Hội nhập quốc tế là việc khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa có thách thức, là việc khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm.

Ngày 2.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10.4.2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế" đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát những chuyển biến lớn mà kết quả triển khai Nghị quyết đã mang lại.

Khẳng định chúng ta còn nhiều tiềm năng, dư địa, cơ hội về hợp tác quốc tế để tiếp tục tranh thủ, phát huy, Thủ tướng nêu một số bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới.

Theo đó, phải coi hội nhập quốc tế thực sự là vấn đề chiến lược, là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Phải nỗ lực tạo các điều kiện thuận lợi hơn nữa cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa có thách thức; là việc khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm.

Cùng với đó, phải coi hội nhập quốc tế chính là một động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nước ta trước mọi biến động từ bên ngoài.

Triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, quyết liệt hành động trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hóa giải được khó khăn, thách thức, mâu thuẫn của đất nước.

Bảo đảm tập trung nguồn lực, xác định rõ nhiệm vụ ưu tiên và lộ trình triển khai để đạt được các kết quả thực chất, cụ thể, làm việc nào dứt việc đó.

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: VGP

Để hội nhập quốc tế có sự biến đổi tích cực về chất, yếu tố nền tảng là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, cần chủ động nâng cao năng lực thể chế, xây dựng chính sách trong nước theo kịp các cam kết của hội nhập và sự thay đổi của môi trường quốc tế.

Theo Thủ tướng, quá trình triển khai Nghị quyết và qua các phát biểu của các đại biểu cho thấy nhiều nội dung lớn, nguyên tắc và phương châm chỉ đạo của Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị.

Đồng thời, bối cảnh mới, thực tiễn mới cũng đặt ra một số yêu cầu và nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập thời gian tới.

Nêu một số định hướng, Thủ tướng cho rằng, trước hết cần tiếp tục suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước (xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng "4 không"; đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng nêu rõ, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, chúng ta đã mở rộng về lượng, tham gia nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương.

"Đây là thời điểm để chúng ta duy trì, củng cố các thành tựu đã đạt được và tạo ra được các bước phát triển mới về chất.

Tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTA mà Việt Nam đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết 22-NQ/TW đánh dấu bước chuyển biến trong tư duy hội nhập quốc tế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị là văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

Hội nhập quốc tế sâu rộng về y tế, môi trường và biến đổi khí hậu

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu phải xác định được "dòng chảy" chính trong kết nối hội nhập quốc tế của các nước như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giáo dục, văn hoá, dịch bệnh, các vấn đề an ninh phi truyền thống…

Nhân sự, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về hội nhập quốc tế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Các Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Lê Văn Thành, Trần Hồng Hà làm Phó Ban Chỉ đạo phụ trách lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng; kinh tế; văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.

Nhà đầu tư chứng khoán cần hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

TRÍ MINH |

Ngày 3.8, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vừa công bố bản tin thị trường chứng khoán trong ngày. Theo đó, áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều đã khiến VN Index liên tục mất điểm, lùi về khu vực 1210.

Lâm Đồng cảnh báo sạt lở nguy hiểm tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh

PHAN TUẤN |

Ngày 3.8, ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tình trạng sụt lún, sạt lở, nứt đất tại khu vực công trình xây dựng dự án hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà.

Sống bên bờ sạt lở - Nỗi bất an của người dân Cần Thơ trước mùa mưa

Tạ Quang |

Cần Thơ - Nhiều hộ dân thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng đang phải sống trong nỗi bất an vì sạt lở. Đặc biệt, nếu những điểm sạt lở không được khắc phục kịp thời thì vào mùa mưa tới (tháng 7, 8 âm lịch) sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

PHẠM ĐÔNG |

Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.

Hà Nội, TPHCM thuộc nhóm có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất nửa đầu năm 2023

VƯƠNG TRẦN |

Các địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất, gồm: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang.

Nghị quyết 22-NQ/TW đánh dấu bước chuyển biến trong tư duy hội nhập quốc tế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị là văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

Hội nhập quốc tế sâu rộng về y tế, môi trường và biến đổi khí hậu

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu phải xác định được "dòng chảy" chính trong kết nối hội nhập quốc tế của các nước như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giáo dục, văn hoá, dịch bệnh, các vấn đề an ninh phi truyền thống…

Nhân sự, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về hội nhập quốc tế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Các Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Lê Văn Thành, Trần Hồng Hà làm Phó Ban Chỉ đạo phụ trách lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng; kinh tế; văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.