Nghị quyết 22-NQ/TW đánh dấu bước chuyển biến trong tư duy hội nhập quốc tế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị là văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

Sáng 2.8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10.4.2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế", chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự phiên họp có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Lưu Quang; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, thành viên Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10.4.2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế“. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10.4.2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế“. Ảnh: VGP

Phát biểu tại phiên họp, thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Ngoại giao, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo và các cơ quan liên quan, thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai nhiều hoạt động phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết 22.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới dựa trên 3 trụ cột: Xóa quan liêu bao cấp, thực hiện đa sở hữu và hội nhập. Cách đây 10 năm, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế.

Đây là văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời thống nhất nhận thức và hành động trong giai đoạn nước ta bắt đầu chuyển mạnh từ "hội nhập kinh tế quốc tế" sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế" toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng, an ninh đến văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…

Thực tiễn triển khai Nghị quyết 22 trong 10 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, cho thấy đây là một định hướng chiến lược hết sức đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Góp phần đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần khẳng định rõ đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên đối tác chiến lược hoặc đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới đối tác chiến lược/đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn.

Việt Nam cũng chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như tham gia sâu rộng vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và liên kết thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA…, góp phần củng cố và tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi, rộng mở cho phát triển đất nước.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu rất cơ bản, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Thủ tướng đề nghị, các đại biểu tập trung đánh giá các kết quả, những tồn tại, hạn chế và các bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai Nghị quyết 22; đề xuất những chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để Ban Chỉ đạo báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tại phiên họp, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án và Quyết định của Ban Chỉ đạo về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hội nhập quốc tế sâu rộng về y tế, môi trường và biến đổi khí hậu

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu phải xác định được "dòng chảy" chính trong kết nối hội nhập quốc tế của các nước như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giáo dục, văn hoá, dịch bệnh, các vấn đề an ninh phi truyền thống…

Nhân sự, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về hội nhập quốc tế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Các Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Lê Văn Thành, Trần Hồng Hà làm Phó Ban Chỉ đạo phụ trách lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng; kinh tế; văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.

Việt Nam là hình mẫu tốt về hội nhập và phát triển kinh tế

Thanh Hà |

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng Việt Nam là một hình mẫu tốt và mong muốn Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các nước đang phát triển về hội nhập và phát triển kinh tế.

Nhà đầu tư chứng khoán cần hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

TRÍ MINH |

Ngày 3.8, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vừa công bố bản tin thị trường chứng khoán trong ngày. Theo đó, áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều đã khiến VN Index liên tục mất điểm, lùi về khu vực 1210.

Lâm Đồng cảnh báo sạt lở nguy hiểm tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh

PHAN TUẤN |

Ngày 3.8, ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tình trạng sụt lún, sạt lở, nứt đất tại khu vực công trình xây dựng dự án hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà.

Sống bên bờ sạt lở - Nỗi bất an của người dân Cần Thơ trước mùa mưa

Tạ Quang |

Cần Thơ - Nhiều hộ dân thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng đang phải sống trong nỗi bất an vì sạt lở. Đặc biệt, nếu những điểm sạt lở không được khắc phục kịp thời thì vào mùa mưa tới (tháng 7, 8 âm lịch) sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

PHẠM ĐÔNG |

Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.

Hà Nội, TPHCM thuộc nhóm có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất nửa đầu năm 2023

VƯƠNG TRẦN |

Các địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất, gồm: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang.

Hội nhập quốc tế sâu rộng về y tế, môi trường và biến đổi khí hậu

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu phải xác định được "dòng chảy" chính trong kết nối hội nhập quốc tế của các nước như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giáo dục, văn hoá, dịch bệnh, các vấn đề an ninh phi truyền thống…

Nhân sự, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về hội nhập quốc tế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Các Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Lê Văn Thành, Trần Hồng Hà làm Phó Ban Chỉ đạo phụ trách lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng; kinh tế; văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.

Việt Nam là hình mẫu tốt về hội nhập và phát triển kinh tế

Thanh Hà |

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng Việt Nam là một hình mẫu tốt và mong muốn Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các nước đang phát triển về hội nhập và phát triển kinh tế.