Học sinh xuất sắc “nhất loạt” dồn về ngành Y: Lo nhiều hơn vui

QUANG ĐẠI |

Vài năm trở lại đây, hầu hết các học sinh xuất sắc đều lựa chọn ngành Y – Dược, đẩy điểm chuẩn ngành này lên cao đến mức “chót vót”. Vậy, thực chất của xu hướng này là gì, hệ quả của nó ra sao?

 

Sau mỗi kỳ tuyển sinh, báo chí đưa tin đậm nét về các thủ khoa, các học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia, những tấm gương vượt khó học giỏi. Theo dõi mảng này, chúng tôi nhận thấy có một xu hướng, “trào lưu” chung, đó là hầu hết các em học sinh xuất sắc đều lựa chọn ngành Y- Dược.

Vì vậy, điểm chuẩn của ngành Y, ĐH Y Hà Nội, bị đẩy cao đến mức “không tưởng”. 3 năm gần đây, điểm chuẩn ngành Bác sỹ Đa khoa của trường này đều từ 27 điểm trở lên.

Các em cho biết lý do chọn là đam mê, truyền thống gia đình, khát vọng trở thành bác sỹ cứu người…Những điều đó đúng và rất tốt. Ngành Y, bao giờ cũng cần những học sinh xuất sắc, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù.

Tuy nhiên, nếu như hầu hết các học sinh xuất sắc đều lựa chọn ngành Y, thì không phải là điều bình thường và gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Số lượng học sinh xuất sắc bao giờ cũng hữu hạn. Nếu tất cả đổ dồn về ngành Y, thì các ngành khác sẽ ra sao.

Bên cạnh nhiệm vụ chữa bệnh cứu người, xã hội muốn phát triển cần có khoa học công nghệ, các phát minh, sáng chế mới, các cải tiến kỹ thuật. Đây là lĩnh vực mà chúng ta đang rất yếu.

Nông nghiệp, cần những nghiên cứu khoa học để lai tạo giống, chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu, nâng cao chất lượng, sản lượng.

Ngành giáo dục, rất cần những giáo viên xuất sắc, để đào tạo thế hệ tương lai. Mấy năm gần đây, điều đáng buồn là đầu vào ngành sư phạm càng giảm sút, nhiều trường điểm tuyển sinh chỉ xấp xỉ điểm sàn. Số lượng thí sinh đăng ký cũng ngày càng giảm, nhiều khoa, ngành tuyển không đủ chỉ tiêu.

Các ngành khoa học xã hội, nhân văn… cũng rất cần những chuyên gia giỏi.

Đất nước muốn giàu mạnh thì phải có nền sản xuất phát triển, trên nền tảng khoa học công nghệ phát triển.

Nhân lực ngành Y, cũng không phải nhu cầu vô tận, mà đến lúc sẽ bảo hòa. Trước đây ngành sư phạm đào tạo ồ ạt không có kế hoạch, quy hoạch, đến nay có hàng vạn cử nhân, thạc sỹ ngành này thất nghiệp. Đã đến lúc ngành Y tế cần có quy hoạch, kế hoạch về nhu cầu nhân lực để điều chỉnh kế hoạch đào tạo, đừng để “nước đến chân mới nhảy”.

Nếu xu hướng “đam mê” ngành Y – Dược không thay đổi, thì sẽ đưa lại rất nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên nhân của xu hướng trên, không khó để giải thích, là do hiện tượng đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội. Các trường ĐH mở ra quá nhiều, đua nhau tuyển sinh, cấp bằng rồi đẩy ra xã hội, phó mặc cho các sinh viên tự kiếm việc làm.

Dẫn đến tình trạng hàng vạn thạc sỹ, cử nhân thất nghiệp. Đến mức, vừa qua có ý kiến nhà nước chi hàng nghìn tỷ đồng để xuất khẩu lao động lực lượng này.

Bên cạnh khối quân đội, công an, ngành Y (bậc Đại học) hiện nay cơ bản không lo khâu việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong đó, các chuyên ngành như Bác sỹ đa khoa, Răng Hàm Mặt… có công việc, thu nhập tốt, luôn là lựa chọn hàng đầu của học sinh.

Cũng là Y, nhưng các khoa liên quan đến lây nhiễm, y học cổ truyền, pháp y… thì lại bị lạnh nhạt.

Trong khi đó, học sư phạm, kế toán, các ngành khoa học xã hội… thì hầu hết rơi vào con đường thất nghiệp.

Xu hướng lựa chọn ngành nghề theo tiêu chí bảo đảm việc làm, thu nhập sau khi ra trường là tất yếu. Vì vậy, cần có quy hoạch tổng thể, các chương trình, đề án để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đại học, gắn đào tạo với sử dụng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

 

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Nơi bắt đầu những chuyến du Xuân

Nick M. |

Tết đến Xuân về, khắp mọi nẻo đường Việt Nam tràn ngập bầu không khí hân hoan sum họp. Đầu Xuân cũng là thời điểm cùng nhau tái tạo nguồn năng lượng bằng những hành trình mới, những chuyến du xuân dọc ngang đất nước.

Nỗi niềm của những y bác sĩ cấp cứu đón giao thừa tại bệnh viện

Anh Tú - Khánh Linh |

TPHCM - Với nhiều người, giao thừa là thời điểm để cả gia đình sum vầy, cùng nhau đón chờ khoảnh khắc năm mới đến. Thế nhưng, những niềm vui sum vầy bình dị ấy lại trở thành ước mơ xa vời với đội ngũ y bác sĩ nói chung.