Hà Nội đẩy mạnh phân cấp, tăng tốc xây dựng trường học

Tuệ Linh |

Ngày 22.1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tại buổi gặp mặt, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh tinh thần phải sâu sát, bám dân, bám cơ sở và lắng nghe ý kiến của nhân dân để giải quyết những bức xúc từ cơ sở. Hà Nội đã có đề án đầu tư cho 3 lĩnh vực, trong đó có y tế.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, y tế của thành phố có thể được xem như đứng đầu cả nước nhưng qua đợt dịch COVID-19 vừa qua cho thấy rất mong manh, đặc biệt là y tế cơ sở.

Về giáo dục, ngoài các trường đại học, cao đẳng của Trung ương thì Hà Nội có đến 2,3 triệu học sinh. Điều này khiến thành phố lúc nào cũng trong tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Đây là những vấn đề cần được giải quyết, tập trung đầu tư từ ngân sách và huy động nguồn lực xã hội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nhắc đến vấn đề thiếu giáo viên của thành phố. Bởi Hà Nội cũng là địa phương thiếu giáo viên đứng thứ nhất, thứ nhì của cả nước. Khi các trường được tự chủ thì vấn đề thiếu giáo viên sẽ được giải quyết hoàn toàn.

“Có những vấn đề rất lớn, lâu nay rất khó nhưng chúng ta thực hiện rất nhanh. Xây dựng trường học bây giờ phân cấp cho quận huyện. Quận huyện trước kia đề xuất xây trường cấp 3 bằng tiền của mình mất 2 năm không xong thủ tục, bây giờ là phân cấp, ủy quyền cho quận xây. Tư nhân người ta còn xây được thì huống chi là quận huyện lại không xây được”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói và cho biết, khi phân cấp, chính quyền chỉ quản lý Nhà nước về giáo dục.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, nhân dân hiện đang thiếu cả chỗ học và chỗ chơi. Do đó việc phân cấp cho quận huyện thực hiện xây trường học, làm công viên sẽ rất tốt.

Về việc sửa Luật Thủ đô, ông Đinh Tiến Dũng cho hay, đây là bộ luật phân quyền, giao quyền cho Thủ đô. Tinh thần chung là Hà Nội không xin nguồn lực, thành phố tự tạo nguồn lực từ nội bộ, nội tại để thực hiện quy hoạch, thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo Bí thư Hà Nội, chủ trương chung là di dời trường học ra khỏi khu vực nội đô. Luật Thủ đô 2012 đã đưa ra nhưng không thực hiện được. Lần này, cùng với quy hoạch khu đại học tại khu Hòa Lạc thì thành phố cũng đề xuất với Chính phủ, nếu cần thiết Thủ đô cũng bỏ tiền ra để giải phóng mặt bằng, xây dựng trường học mới cho các trường. Các trụ sở cũ sẽ được giao lại đất để làm công trình phúc lợi hoặc đào tạo sau đại học để giảm dân cư cho nội đô.

“Nếu chuyển được 1 triệu sinh viên thì sẽ kéo theo rất nhiều thứ, giúp Hà Nội phát triển hơn” - ông Đinh Tiến Dũng nói.

Nêu ví dụ những thông tin báo chí phản ánh từ chuyện nhà xây trái phép đến nhà nổi ở hồ Tây… Bí thư Thành ủy khẳng định, những phản ánh của báo chí đều được lãnh đạo thành phố ghi nhận, chỉ đạo xử lý ngay, dứt điểm.

Nhấn mạnh năm 2024 là năm tăng tốc, quan trọng trong nhiệm kỳ với nhiều khó khăn thách thức, Bí thư Thành ủy đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành hỗ trợ Thủ đô phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước với tinh thần năm 2024 phải tốt hơn năm 2023.

Tuệ Linh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thiếu trường lớp, con công nhân thiệt đủ đường

MINH HÀ |

Hà Nội luôn là điểm nóng của tuyển sinh đầu cấp do trường mới xây ít trong khi số học sinh liên tục tăng. Với các gia đình công nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội, việc tìm trường, tìm lớp cho con học luôn là nỗi lo thường trực.

Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân, kỳ vọng những quyết sách mới

NHÓM PV |

Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2022, cả nước có khoảng 4,1 triệu công nhân đang làm việc tại 291 khu, cụm công nghiệp. Gia tăng lao động tại các thành phố lớn tạo áp lực lên mạng lưới trường lớp mầm non. Công nhân phần lớn phải mang con đi gửi nhóm trẻ, gửi về nhà cho ông bà hoặc trường tư vì không có hộ khẩu. Những yếu tố này cũng có những tác động không nhỏ đến năng suất lao động của người lao động. Để bàn về vấn đề này, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm: “Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân - Kỳ vọng những quyết sách mới". Tọa đàm được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động.

Áp lực thiếu trường học đè nặng ngành giáo dục Hà Nội

Cẩm Hà |

Số lượng học sinh tăng quá nhanh đặt ra yêu cầu TP Hà Nội cần giải quyết sớm tình trạng thiếu trường học và đẩy nhanh tiến độ xây mới các trường học theo kế hoạch.

Trong tháng 1.2024, Quảng Nam trả nợ lương cho giảng viên ngừng việc

Hoàng Bin |

HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết thống nhất việc giải quyết lương, chế độ chính sách của người lao động (NLĐ) tại Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam chậm nhất vào ngày 31.1.2024.

Chạy xe dưới trời âm độ C lên đỉnh Mẫu Sơn săn băng tuyết

Chí Long |

Đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn đang là điểm đến thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm để ngắm băng tuyết dưới thời tiết âm độ C.

"Chị ngả em nâng", "Đường cong" và loạt hit triệu view khuynh đảo trở lại

Bình An |

Thị trường nghe nhạc trở nên sôi động khi hàng loạt bản hit triệu view trỗi dậy mạnh mẽ, được chia sẻ rầm rộ.

Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO

Linh Nhi |

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đề nghị của Thụy Điển gia nhập NATO hôm 23.1, đưa quốc gia Bắc Âu này tiến một bước gần hơn đến việc trở thành thành viên của liên minh quân sự sau nhiều tháng trì hoãn.

Cầu ở Quảng Nam trễ hạn 4 năm, đội vốn hơn 9,5 tỉ đồng

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Dự án cầu Trà Đình, huyện Quế Sơn có tổng kinh phí đầu tư ban đầu hơn 51,8 tỉ đồng, nhưng sau 4 năm trễ hạn đã tăng vốn đầu tư thêm hơn 9,5 tỉ đồng. Chủ đầu tư và địa phương bị buộc kiểm điểm, giải trình vì tiến độ chậm chạp của dự án.

Hà Nội thiếu trường lớp, con công nhân thiệt đủ đường

MINH HÀ |

Hà Nội luôn là điểm nóng của tuyển sinh đầu cấp do trường mới xây ít trong khi số học sinh liên tục tăng. Với các gia đình công nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội, việc tìm trường, tìm lớp cho con học luôn là nỗi lo thường trực.

Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân, kỳ vọng những quyết sách mới

NHÓM PV |

Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2022, cả nước có khoảng 4,1 triệu công nhân đang làm việc tại 291 khu, cụm công nghiệp. Gia tăng lao động tại các thành phố lớn tạo áp lực lên mạng lưới trường lớp mầm non. Công nhân phần lớn phải mang con đi gửi nhóm trẻ, gửi về nhà cho ông bà hoặc trường tư vì không có hộ khẩu. Những yếu tố này cũng có những tác động không nhỏ đến năng suất lao động của người lao động. Để bàn về vấn đề này, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm: “Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân - Kỳ vọng những quyết sách mới". Tọa đàm được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động.

Áp lực thiếu trường học đè nặng ngành giáo dục Hà Nội

Cẩm Hà |

Số lượng học sinh tăng quá nhanh đặt ra yêu cầu TP Hà Nội cần giải quyết sớm tình trạng thiếu trường học và đẩy nhanh tiến độ xây mới các trường học theo kế hoạch.