Giảm một cục và một vụ trong cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tư pháp

Vương Trần |

Về cơ cấu tổ chức mới, Bộ Tư pháp có 25 đầu mối, giảm 2 đầu mối so với trước (bỏ Vụ Thi đua – Khen thưởng và Cục Công tác phía Nam).

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Theo Nghị định, Bộ Tư pháp thực hiện 38 nhiệm vụ và quyền hạn về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Đối với lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, Bộ Tư pháp có trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính...

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp gồm:

1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.

3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.

4. Vụ Pháp luật quốc tế.

5. Vụ Tổ chức cán bộ.

6. Vụ Hợp tác quốc tế.

7. Vụ Con nuôi.

8. Thanh tra Bộ.

9. Văn phòng Bộ.

10. Tổng cục Thi hành án dân sự.

11. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.

12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

15. Cục Trợ giúp pháp lý.

16. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

17. Cục Bồi thường nhà nước.

18. Cục Bổ trợ tư pháp.

19. Cục Kế hoạch - Tài chính.

20. Cục Công nghệ thông tin.

21. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

22. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.

23. Học viện Tư pháp.

24. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

25. Báo Pháp luật Việt Nam.

Như vậy, về cơ cấu tổ chức, Bộ Tư pháp có 25 đầu mối, giảm 2 đầu mối so với trước (bỏ Vụ Thi đua – Khen thưởng và Cục công tác phía Nam).

Theo Nghị định 98, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 25 là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.

Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023 thay thế Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16.8.2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Cơ cấu tổ chức mới Bộ Công Thương: Bỏ Cục Công tác phía Nam, sáp nhập 2 vụ

Vương Trần |

Bộ Công Thương có 28 tổ chức, giảm 2 đầu mối so với quy định hiện hành. Theo đó, cơ cấu tổ chức mới không có Cục Công tác phía Nam.

Quy trình xét nâng bậc lương thường xuyên của công chức Bộ Tư pháp

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Tư pháp đã có Quyết định 1496/QĐ-BTP ban hành Quy chế nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ này.

Bộ Tư pháp nói gì về tội phạm tham nhũng, kinh tế nộp tiền được giảm án tù?

Vương Trần |

Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) nêu quan điểm cho rằng, người phạm tội ăn năn, nộp lại tài sản thì khi xét xử được xem xét giảm hình phạt là cần thiết.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Cơ cấu tổ chức mới Bộ Công Thương: Bỏ Cục Công tác phía Nam, sáp nhập 2 vụ

Vương Trần |

Bộ Công Thương có 28 tổ chức, giảm 2 đầu mối so với quy định hiện hành. Theo đó, cơ cấu tổ chức mới không có Cục Công tác phía Nam.

Quy trình xét nâng bậc lương thường xuyên của công chức Bộ Tư pháp

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Tư pháp đã có Quyết định 1496/QĐ-BTP ban hành Quy chế nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ này.

Bộ Tư pháp nói gì về tội phạm tham nhũng, kinh tế nộp tiền được giảm án tù?

Vương Trần |

Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) nêu quan điểm cho rằng, người phạm tội ăn năn, nộp lại tài sản thì khi xét xử được xem xét giảm hình phạt là cần thiết.