Đưa vùng ĐBSCL trở thành trung tâm phát triển kinh tế bền vững

Cường Ngô |

Nói về định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia cho rằng, cần đưa vùng này phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững, tiếp tục đổi mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu

Sáng 10.12, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là vùng kinh tế quan trọng trong sự phát triển bền vững của cả nước, có vị trí địa chính trị và địa quân sự hết sức quan trọng.

Nghị quyết số 21 ngày 20.1.2003 của Bộ Chính trị khóa IX nêu rõ mục tiêu "xây dựng Vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước".

Ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - cho biết, sau 18 năm triển khai Nghị quyết, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần ổn định cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng ngập lũ...

Cụ thể: Về tăng trưởng kinh tế, ông Trần Tuấn Anh cho biết, so với năm 2004, thu nhập bình quân đầu người của vùng đã tăng 8 lần; năm 2020 là 46,47 triệu đồng/năm, xếp thứ 3/6 vùng của cả nước;

Đã hình thành vùng công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản với công nghệ cao đạt khá, từng bước khẳng định là trung tâm năng lượng của cả nước;

Đạt được nhiều tiến bộ về văn hóa - xã hội; chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng hơn; công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết các chính sách xã hội đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo hội thảo. Ảnh: BKTTW
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo hội thảo. Ảnh: BKTTW

"Sau hơn 30 năm đổi mới, trình độ và mức sống người dân Việt Nam được nâng lên rõ rệt, chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn, tạo cơ hội mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát huy các tiềm năng và thế mạnh.

Việc tổ chức hội thảo nhằm củng cố các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ Đề án tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW, từ đó tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" - ông Trần Tuấn Anh cho hay.

Đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành Trung Tâm phát triển bền vững

Tại hội thảo, TS. Đinh Lâm Tấn - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho rằng, thời gian tới, cần phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm kinh tế bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới, trên cơ sở tái cấu trúc ngành nông nghiệp cho bền vững và phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Hình thành các hành lang kinh tế và chuỗi đô thị động lực, nơi tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng, ứng dụng công nghệ cao với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy tiềm năng kinh tế biển, tăng cường kết nối nội vùng, trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, cần hình thành các Trung tâm đầu mối và định hướng các ngành quan trọng của vùng. Đồng thời xây dựng cụm ngành năng lượng tái tạo. Theo đó, các nhà máy nhiệt điện đã xây dựng, chủ yếu phân bố dọc sông Hậu và sử dụng nguyên liệu than và dầu dần được định hướng chuyển đổi dần sang sản xuất năng lượng tái tạo.

Tại hội thảo, đại diện thành phố Cần Thơ cho rằng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh;

Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng;

Phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, thúc đẩy tiến độ phát triển các kỹ thuật cao, chuyên sâu; hướng đến mục tiêu trọng tâm là nâng cao sức khỏe cộng đồng. 

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Hà Nội có phố Xuân Quỳnh và phố Lưu Quang Vũ ở quận Cầu Giấy

Phạm Đông |

Hà Nội - Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên phố Lưu Quang Vũ và phố Xuân Quỳnh tại quận Cầu Giấy.

Kinh tế TPHCM sẽ phục hồi và trở lại nhịp độ phát triển vốn có

MINH QUÂN |

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên tin tưởng cả hệ thống chính trị và người dân thành phố sẽ đồng tâm, hiệp lực, nhất định vượt qua khó khăn trước mắt để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thời gian tới, kinh tế TPHCM sẽ phục hồi và từng bước trở lại nhịp độ phát triển vốn có.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Hà Nội có phố Xuân Quỳnh và phố Lưu Quang Vũ ở quận Cầu Giấy

Phạm Đông |

Hà Nội - Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên phố Lưu Quang Vũ và phố Xuân Quỳnh tại quận Cầu Giấy.

Kinh tế TPHCM sẽ phục hồi và trở lại nhịp độ phát triển vốn có

MINH QUÂN |

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên tin tưởng cả hệ thống chính trị và người dân thành phố sẽ đồng tâm, hiệp lực, nhất định vượt qua khó khăn trước mắt để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thời gian tới, kinh tế TPHCM sẽ phục hồi và từng bước trở lại nhịp độ phát triển vốn có.