Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh – Tấm gương ngời sáng của giai cấp công nhân

PGS-TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, HV Chính trị Quốc gia HCM |

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã góp phần thúc đẩy lịch sử phong trào yêu nước, phong trào công nhân và cách mạng nước ta tiến lên phía trước và để lại cho mọi thế hệ một tấm gương quý báu. Đó là tấm gương ngời sáng của một thanh niên, một nhà yêu nước lớn, một lãnh tụ đầu tiên của phong trào công nhân nước ta, một trong những người sáng lập Đảng ta, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà lãnh đạo tiên phong của phong trào công nhân nước ta

Phong trào yêu nước trong những năm 1925-1926 với sự tham gia của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trong vai trò là một trong những thủ lĩnh của thanh niên, học sinh đã góp phần cổ động, thúc đẩy lớp thanh niên trí trức yêu nước của nước ta lên đường tìm con đường cách mạng mới và phần lớn những người này đều hướng theo ngọn cờ tập hợp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài. Đóng góp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các đồng chí của mình vào phong trào yêu nước không chỉ góp phần tạo ra động lực mới với hình thức mới mà còn đóng góp vào việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển biến của phong trào yêu nước ở nước ta theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Cuối năm 1926, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tham gia tổ chức Nam đồng thư xã - tổ chức tiền thân của Việt Nam quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài... lãnh đạo. Việc tham gia của đồng chí vào 1 tổ chức yêu nước sẵn có như Nam đồng thư xã biểu thị 1 khát vọng, 1 tinh thần yêu nước cháy bỏng đồng thời là 1 hành động tự nhiên, hợp lô gíc như nhiều thanh niên yêu nước lúc đó, nhưng những nhà cách mạng trẻ tuổi này luôn có ý thức hướng tới các tổ chức có đường lối cách mạng đúng đắn. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cũng là 1 người như vậy. Tháng 9 năm 1927, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cùng với Lý Hồng Nhật đi Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia học tập trong lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức và trực tiếp huấn luyện.

Tháng 12.1927, sau khi hoàn thành lớp huấn luyện, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trở về nước, hoạt động với tư cách là Bí thư tỉnh bộ thanh niên cách mạng Hải Phòng rồi ủy viên Kỳ Bộ, bí thư Khu bộ Hải Phòng. Từ đây, đồng chí trở thành nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng trong phong trào của giai cấp công nhân nói riêng và của cả phong trào cách mạng nước ta.

Trên cương vị của mình, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những người đã góp phần xây dựng chủ trương “vô sản hóa” được thông qua tại Hội nghị đại biểu Kì bộ Bắc Kỳ tháng 9.1928 và đến đầu năm 1929, chủ trương này đã được Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng chính thức đưa vào Chương trình hành động Hội, đồng thời cũng là người lãnh đạo đầu tiên trực tiếp tham gia vào phong trào “vô sản hóa”. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã có những đóng góp to lớn vào việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đẩy nhanh tiến trình kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta, thúc đẩy nhanh sự phát triển về chất của giai cấp công nhân Việt Nam, góp phần phát triển Hội Thanh niên cách mạng cả về số lượng, chất lượng. Sự phát triển đó đã dẫn tới 1 yêu cầu của giai cấp công nhân Việt Nam là phải hình thành đội tiên phong của mình để có thể đưa phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.

Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở nước ta vào tháng 3.1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội, mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tham gia thành lập là kết quả tất yếu của phong trào công nhân và cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ cộng sản đầu tiên, ngày 28- 29 tháng 3.1929, Đại hội Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng Bắc kỳ đã nhất trí tán thành chủ trương thành lập Đảng cộng sản và giao cho đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng phải khẳng định chủ trương đó.

Tuy nhiên, chủ trương thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta lại không được Đại hội lần I của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng chấp nhận. Ngày 17.6.1929, tại ngôi nhà số 312, phố Khâm Thiên Hà Nội, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lại là 1 sáng lập viên và trở thành ủy viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đông Dương cộng sản Đảng.

Sự xuất hiện của Đông Dương cộng sản Đảng với việc kiện toàn tổ chức ở Bắc kỳ cũng như các vận động mạnh mẽ của tổ chức này ở Trung kỳ và Nam kỳ đã đưa tới sự giải thể các cơ sở của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng và thu hút cả cánh tả trong Đảng Tân Việt. Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ hơn nữa tới phong trào công nhân cũng như phong trào cách mạng ở nước ta, dẫn tới sự ra đời của An Nam cộng sản Đảng ở Nam bộ (tháng 8.1929) và Đông Dương cộng sản liên đoàn ở Trung bộ (9.1929). Vai trò đầu tàu của Đông Dương cộng sản Đảng đối với phong trào công nhân và cách mạng nước ta mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là 1 người sáng lập, một lần nữa lại góp phần thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào cách mạng Việt Nam tiến lên một bước phát triển mới.

Là người được phân công phụ trách công tác công vận, ngày 29.7.1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã tổ chức Đại hội đại biểu công nhân Bắc Kì để thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ. Tại hội nghị này, đồng chí được tín nhiệm là Hội trưởng lâm thời và trở thành lãnh tụ đầu tiên của phong trào công đoàn ở nước ta. Tháng 12.1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lại triệu tập hội nghị Tổng công hội đỏ Bắc kỳ, quyết định việc thống nhất các Tổng công hội địa phương lên toàn xứ và bầu Ban chấp hành chính thức. Các hoạt động này đã trực tiếp thúc đẩy phong trào công nhân ở nước ta lên bước phát triển mới trên phương diện tổ chức.

Một sáng lập viên của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã tác động mạnh mẽ đến phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở nước ta cũng như sự ra đời của An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tuy nhiên, với cương lĩnh khác nhau, 3 tổ chức này lại đấu tranh giành quần chúng cách mạng. “Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương”, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã lãnh sứ mệnh chủ trì việc để thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở nước ta thành 1 Đảng cộng sản duy nhất của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng, cùng với đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được cử đi Hồng Kông tham dự Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sau 1 tháng làm việc, các đại biểu dự hội nghị đều nhất trí với đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ tóm tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Với tư cách là 1 đại diện của Đông Dương cộng sản Đảng, sự đồng ý thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí với các văn kiện đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã góp phần vào thành công của hội nghị hợp nhất để thành lập đội tiên phong duy nhất của giai cấp công nhân nước ta - Đảng cộng sản Việt Nam và trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Vịệt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu sự chuyển biến về chất của giai cấp công nhân Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng đường lối của cách mạng nước ta. Đây là 1 bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã góp phần tạo nên.

Trở về nước, tháng 5.1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trở thành Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ. Tháng 10.1930, đồng chí được Trung ương cử tham gia Xứ ủy Trung kì. Tại đây, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã kiên cường bám dân, lãnh đạo củng cố và duy trì phong trào trước sự khủng bố khốc liệt của kẻ thù đối với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ngày 9.4.1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giết hại vào ngày 31.7.1932.

Tấm gương ngời sáng của giai cấp công nhân nước ta

Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, phấn đấu dưới ngọn cờ Hồ Chí Minh, đồng chí Nuyễn Đức Cảnh là hiện thân sinh động của 1 chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, đã chiến đấu và hi sinh cuộc đời mình cho độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam khi đồng chí mới bước sang tuổi 24.

Đồng chí Nguyễn Đức cảnh đã có những cống hiến rất to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử của cách mạng nước ta trước những điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp trong sự chuyển đổi về chất của cả phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở nước ta lúc đó trước thời đại mới và cả sự khốc liệt bởi sự đàn áp tàn bạo của chế độ thực dân, phong kiến lúc bấy giờ.

Với tất cả những ý nghĩa đó, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thực sự là một trong những nhân vật lịch sử đã góp phần tác động làm chuyển hướng cách mạng của dân tộc, là người đóng góp to lớn vào tiến trình vận động từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân Việt Nam và sáng lập Đảng ta. Có thể nói, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã góp phần thúc đẩy lịch sử phong trào yêu nước, phong trào công nhân và cách mạng nước ta tiến lên phía trước và để lại cho mọi thế hệ 1 tấm gương quý báu.

Đồng chí là 1 tấm gương về lòng trung thành vô hạn với lợi ích tối cao của Tổ quốc và nhân dân; về nghị lực kiên cường, sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân bất chấp sự tàn bạo của kẻ thù; về 1 cuộc đời trung thực và giản dị, luôn gần gũi đồng bào, gắn bó với giai cấp, với tình thương yêu con người tha thiết. Đó là tấm gương ngời sáng của 1 thanh niên, 1 nhà yêu nước lớn, 1 lãnh tụ đầu tiên của phong trào công nhân nước ta, một trong những người sáng lập Đảng ta, 1 nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong bài viết “Đảng ta”, đăng trong Tập san sinh hoạt nội bộ số 13, tháng 1.1949, khi nói về những tấm gương suốt đời phấn đấu, hy sinh cho Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu danh sách “những đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Minh Khai..,”. Đó là những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ta đã có những cống hiến lớn lao với dân tộc, với giai cấp công nhân và cách mạng nước Việt Nam mà chúng ta mãi mãi kính trọng và noi theo.

PGS-TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, HV Chính trị Quốc gia HCM
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.