Đề xuất sửa trình tự phê duyệt biên chế công chức từ "hàng năm" thành "5 năm"

Vương Trần |

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi quy định về trình tự phê duyệt biên chế công chức từ "hàng năm" thành “5 năm” để phù hợp với quy định quản lý biên chế.

Bộ Tư pháp đang thẩm định Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2020/NĐ- CP ngày 1.6.2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10.9.2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định này.

Trong phương án đề xuất sửa đổi, bổ sung 2 Nghị định nói trên, Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi quy định về trình tự phê duyệt biên chế công chức từ "hàng năm" thành “5 năm” để phù hợp với quy định quản lý biên chế tại Quy định số 70-QĐ/TW và việc thẩm định.

Theo Bộ Nội vụ, theo Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định biên chế của hệ thống chính trị theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết, đồng thời Bộ Chính trị đã ban hành các Quyết định để giao biên chế giai đoạn 5 năm từ năm 2022 – 2026 cho các cơ quan của hệ thống chính trị. Theo đó, việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt biên chế phải theo nhiệm kỳ 5 năm.

Tuy nhiên, quy định về kế hoạch biên chế, thời hạn trình kế hoạch biên chế tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP đang thực hiện theo từng năm.

Do đó, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với chủ trương và quy định của Đảng và việc thẩm định, bảo đảm đến hết nhiệm kỳ 5 năm số biên chế của bộ, ngành, địa phương không vượt quá số biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Nội vụ cho rằng, việc này nhằm hoàn thiện quy định về trình tự phê duyệt biên chế công chức, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo đánh giá tác động của Bộ Nội vụ, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự phê duyệt biên chế công chức bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với thực tiễn, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước.

Đối với người dân, doanh nghiệp, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về trình từ phê duyệt biên chế công chức từ hàng năm thành 5 năm sẽ góp phần ổn định, nâng cao chất lượng công tác quản lý biên chế, từ đó tạo nền tảng thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế và cuộc sống.

Về tác động đối với hệ thống pháp luật, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự phê duyệt biên chế công chức không làm thay đổi nhiều đối với hệ thống pháp luật hiện hành; thay vào đó góp phần hoàn thiện đồng bộ về mặt thể chế trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về quản lý biên chế theo giai đoạn và tinh giản biên chế, phù hợp với tình hình thực tế.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội: Địa phương lớn có thể tăng số cán bộ, không máy móc chỉ giảm biên chế

Mai Chi |

Ngày 4.7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Vĩnh Bảo.

Quy định về biên chế Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh

Quế Chi (T/H) |

Số lượng biên chế trong bộ máy của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình căn cứ vào Mục III Thông tư 05/2008/TT-BYT.

Nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, được hưởng chế độ thế nào?

NHÓM PV |

Nghị định số 29/2023/NĐ-CP “Quy định về tinh giản biên chế” có hiệu lực từ ngày 20.7.2023. Nghị định này quy định về đối tượng, nguyên tắc, chính sách tinh giản biên chế và trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan Nhà nước. Vậy những đối tượng nào sẽ được tinh giản biên chế và chế độ mà họ được hưởng thế nào?

Cận cảnh tiến độ 4 dự án nhà ở xã hội do tư nhân xây dựng ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương ban hành danh mục 4 dự án được vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội gây sự chú ý của dư luận. Có thêm nguồn vốn trong lúc này sẽ tiếp thêm nguồn lực để doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng thực hiện dự án.

Vẻ đẹp hoang sơ của cù lao Câu ở Bình Thuận

Duy Tuấn |

Cù lao Câu là đảo nhỏ thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Với vẻ đẹp hoang sơ, nơi đây ngày càng thu hút du khách.

Ông Medvedev đề xuất cách kết thúc xung đột Ukraina trong vài ngày

Song Minh |

Ông Dmitry Medvedev tuyên bố, xung đột Nga - Ukraina sẽ nhanh chóng chấm dứt nếu Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí cho Kiev.

Trả lại bản năng sinh tồn, voi nhà ở Đắk Lắk vui vẻ dạo bước giữa rừng xanh

Phan Tuấn |

Trước đây, những con voi nhà Đắk Lắk chỉ biết oằn mình phục vụ khách du lịch vui chơi, giải trí... Hiện nay, ngày càng có nhiều voi nhà được tháo bỏ xiềng xích, trở về môi trường rừng xanh vốn dĩ là không gian quen thuộc của chúng.

Viên chức dân số làm đủ việc ở vùng biên và phút hụt hẫng khi bị “bỏ rơi”

HƯNG THƠ |

Bình thường, viên chức dân số công tác ở các xã biên giới ở tỉnh Quảng Trị phụ trách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nhưng khi có dịch COVID-19, họ được phân công làm đủ việc như các cán bộ ở trạm y tế. Không nề hà, họ chung vai cùng phòng chống dịch. Đến lúc có chế độ, họ lại bị đẩy ra ngoài, nên ai cũng hụt hẫng.

Chủ tịch Quốc hội: Địa phương lớn có thể tăng số cán bộ, không máy móc chỉ giảm biên chế

Mai Chi |

Ngày 4.7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Vĩnh Bảo.

Quy định về biên chế Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh

Quế Chi (T/H) |

Số lượng biên chế trong bộ máy của Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình căn cứ vào Mục III Thông tư 05/2008/TT-BYT.

Nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, được hưởng chế độ thế nào?

NHÓM PV |

Nghị định số 29/2023/NĐ-CP “Quy định về tinh giản biên chế” có hiệu lực từ ngày 20.7.2023. Nghị định này quy định về đối tượng, nguyên tắc, chính sách tinh giản biên chế và trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan Nhà nước. Vậy những đối tượng nào sẽ được tinh giản biên chế và chế độ mà họ được hưởng thế nào?