Để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển

Hữu Long - Hoàng Bin |

Vụ chìm 2 tàu đánh cá của Quảng Nam, gần 100 ngư phủ gặp nạn, 15 người chết và mất tích vừa qua đã gây rúng động cả nước. Trên thực tế, dù chính quyền, các ngành chức năng rất nỗ lực tìm các giải pháp nhằm hạn chế tai nạn biển nhằm hỗ trợ người dân, song những tai nạn đáng tiếc, gây thương vong nhiều ngư phủ trong mùa mưa bão là khó tránh khỏi. Tuy vậy, ngư dân miền Trung vẫn ngày đêm bám biển và còn có bên mình chỗ dựa rất yên lòng, đó là “pháo đài” Trường Sa...

Bảo vệ ngư dân - bảo vệ cột mốc sống trên biển

Kiên cường bám trụ với nghề đi biển truyền thống, ngư dân Việt Nam nói chung, ngư dân Quảng Nam nói riêng, từ lâu đã được xem như những “cột mốc sống” bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Biển Đông.

Vụ 2 tàu cá của ngư dân Quảng Nam gặp nạn trên biển tuần qua đã nói lên tất cả. Ngay khi được tàu 467 của hải quân đưa về Tam Giang, Núi Thành, một trong những điều ông Lương Văn Viên - thuyền trưởng tàu cá QNa-90129TS và các thuyền viên đề đạt là mong sớm được Nhà nước hỗ trợ để có thể tiếp tục vươn khơi sản xuất. Điều gì tạo nên quyết tâm, sự kiên tâm bám biển đó, nếu không phải là tấm lòng hướng biển, vì biển đảo quê hương, và cũng có thể là vì những bạn biển đang nằm lại giữa trùng khơi!

Đáng nói hơn, đây không phải lần đầu tiên thuyền trưởng Lương Văn Viên cùng tàu cá QNa-90129 gặp nạn trên biển. Một lần vào giữa năm 2019, tàu gặp nạn khi đang đánh bắt trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lần thứ hai tàu gặp nạn là vào tháng 8.2020, khi đang đánh bắt ngoài khơi thì bị tàu hàng không rõ lai lịch đâm phải. Sau mỗi lần gặp nạn, được lực lượng chức năng hỗ trợ lai dắt về bờ, ông Viên nhanh chóng sửa tàu và lại vươn khơi cùng bạn biển. Với ngư dân, biển không thể không bám, nhưng để bám biển an toàn là cả một vấn đề.

Nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ ngư dân

Hiện nay, ngư dân đánh bắt trên biển Trường Sa chẳng may gặp trục trặc về máy móc, thiết bị, sức khỏe, luôn có quân, dân cùng các lực lượng ở các đảo của huyện Trường Sa sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ kịp thời.

Ông Trần Văn Trang - ngư dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam chia sẻ, khi ngư dân đánh bắt tại ngư trường Trường Sa, mọi người luôn được hỗ trợ kịp thời các dịch vụ như kiểm tra, sửa chữa máy móc, cung cấp dầu, lương thực, thực phẩm hay nước ngọt và cả thuốc men. “Chúng tôi vô cùng an tâm khi có quân, dân, lực lượng hải quân hỗ trợ khi ngư dân đánh bắt ở Trường Sa. Chính sự quan tâm này giúp chúng tôi có thêm chỗ dựa để hoạt động dài ngày trên biển” - ông Trần Văn Trang chia sẻ.

Hoạt động hỗ trợ ngư dân, tuyên truyền về biển đảo không chỉ dừng lại ở Trường Sa mà còn lan tỏa trong cả đất liền. Những năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thường xuyên tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương vùng biển để tặng áo phao, cờ Tổ quốc và các tài liệu về nội dung “Một số điều cần biết dành cho ngư dân”.

Thượng tá Đỗ Văn Sơn - Chính ủy Lữ đoàn 955, đại diện cho các lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân nói, thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”, những năm qua, các đơn vị của Vùng 4 đã phối hợp chặt chẽ với các Sở NNPTNT, các cơ quan, ban ngành tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung của chương trình và ngày càng đi vào thực chất, thiết thực, hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã phối hợp với Ban tuyên giáo các tỉnh ven biển thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền biển đảo, thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân, ngư dân về vị trí, vai trò của biển đảo Việt Nam; nắm chắc các nội dung chính của Luật Biển Việt Nam và các quy định khi đánh bắt, khai thác hải sản trên các vùng biển; xây dựng được thế trận lòng dân trên biển.

Trường Sa là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá

Trường Sa hiện đã có trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, cung cấp mọi dịch vụ để ngư dân vươn khơi, bám biển và là nơi tránh trú an toàn cho tàu thuyền và ngư dân khi có bão. Các âu tàu ở Trường Sa có thể tiếp nhận sửa chữa tàu công suất 2.000 DWT, đủ sức cho các tàu có trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn ra vào, neo đậu, tránh bão. Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các tàu cá như 6 bể chứa nước ngọt dung tích 900m3; kho hàng hóa và xưởng cơ khí phục vụ sửa chữa cho các tàu thuyền; xưởng sản xuất và cung ứng nước đá cây, hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt; kho lạnh có thể dự trữ và cung cấp trên 800 cây đá/ngày…

Ông Lê Đình Hải - Chủ tịch UBND huyện Trường Sa khẳng định, Trường Sa hiện nay đang là chỗ dựa đáng tin cậy, mang lại nhiều lợi ích thiết thực để bà con ngư dân có thể bám biển dài ngày khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ, xác định sự có mặt dân sự thường xuyên của ta ở vùng biển xa thuộc chủ quyền của Việt Nam; góp phần phát triển kinh tế biển. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ, Trường Sa sẽ thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Hữu Long - Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Thắp sáng niềm tin cùng ngư dân bám biển

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 29.9, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân tỉnh Bạc Liêu với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa, thiết thực để chung tay cùng bà con vươn khơi bám biển.

Cờ Tổ quốc theo ngư dân vươn khơi bám biển

PHƯƠNG ANH |

Mỗi chiếc tàu của ngư dân miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) vươn khơi, bám biển luôn mang theo lá cờ Tổ quốc. Đó không chỉ là dấu hiệu để các bạn tàu nhận ra nhau, giúp đỡ nhau mà còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Hải quân Việt Nam làm điểm tựa ngư dân vươn khơi, bám biển

Hữu Long |

Ngày 30.7, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”.

Hải quân giúp ngư dân Bình Định vươn khơi bám biển

Hoài Luân |

Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển” được Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân triển khai tại Bình Định.

Tổ chức Công đoàn ở Lý Sơn luôn quan tâm để ngư dân vươn khơi bám biển

HỮU DANH |

Đại hội Công đoàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã bầu Ban Chấp hành gồm 14 ủy viên; ông Nguyễn Văn Lê được bầu giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện, bà Lê Thị Mỹ Ý giữ chức Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện.

Hàng ngàn lá cờ Tổ quốc tặng ngư dân Bình Thuận vươn khơi, bám biển

DUY TUẤN |

Ngày 16.6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Ngư dân vững tin bám biển vì có nghiệp đoàn nghề cá

Tường Minh |

Ở Đà Nẵng, nhiều ngư dân sau khi gia nhập vào nghiệp đoàn nghề cá của địa phương đã vững tin vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chỉ tuyển dụng công chức với người vượt qua kỳ thi kiểm định

Lam Duy |

Theo nghị định mới của Chính phủ, kể từ ngày 1.8.2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Thắp sáng niềm tin cùng ngư dân bám biển

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 29.9, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân tỉnh Bạc Liêu với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa, thiết thực để chung tay cùng bà con vươn khơi bám biển.

Cờ Tổ quốc theo ngư dân vươn khơi bám biển

PHƯƠNG ANH |

Mỗi chiếc tàu của ngư dân miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) vươn khơi, bám biển luôn mang theo lá cờ Tổ quốc. Đó không chỉ là dấu hiệu để các bạn tàu nhận ra nhau, giúp đỡ nhau mà còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Hải quân Việt Nam làm điểm tựa ngư dân vươn khơi, bám biển

Hữu Long |

Ngày 30.7, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”.

Hải quân giúp ngư dân Bình Định vươn khơi bám biển

Hoài Luân |

Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển” được Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân triển khai tại Bình Định.

Tổ chức Công đoàn ở Lý Sơn luôn quan tâm để ngư dân vươn khơi bám biển

HỮU DANH |

Đại hội Công đoàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã bầu Ban Chấp hành gồm 14 ủy viên; ông Nguyễn Văn Lê được bầu giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện, bà Lê Thị Mỹ Ý giữ chức Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện.

Hàng ngàn lá cờ Tổ quốc tặng ngư dân Bình Thuận vươn khơi, bám biển

DUY TUẤN |

Ngày 16.6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Ngư dân vững tin bám biển vì có nghiệp đoàn nghề cá

Tường Minh |

Ở Đà Nẵng, nhiều ngư dân sau khi gia nhập vào nghiệp đoàn nghề cá của địa phương đã vững tin vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.