Đề nghị mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế thí điểm xử lý nợ xấu

Phạm Đông |

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, cần bổ sung phạm vi áp dụng Nghị quyết 42 là các khoản nợ được hình thành sau ngày 15.8.2017 và được xác định là nợ xấu.

Sáng 14.4, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã có báo cáo về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) và thẩm tra dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết gia hạn).

Về sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, đa số ý kiến thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42. Kết quả thí điểm đã chứng minh hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, đưa dòng vốn luân chuyển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.

Các chính sách xử lý nợ xấu cần được tiếp tục duy trì, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và những bất ổn chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới, nguy cơ làm mất đi những thành quả thời gian qua.

Bên cạnh đó, trường hợp Nghị quyết số 42 hết hiệu lực mà chưa kịp ban hành khuôn khổ pháp lý mới về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm có thể dẫn tới khó khăn trong xử lý nợ xấu.

Do vậy, việc kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách hiện hành, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Về nội dung dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ có 2 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất, thống nhất với đề xuất của Chính phủ, theo đó kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 trong thời hạn 2 năm để tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách mà Nghị quyết mang lại, nhằm duy trì chính sách ổn định, tránh gián đoạn, thiếu hụt cơ chế, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Loại ý kiến thứ hai, thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết 42 trong thời hạn 2 năm. Tuy nhiên cần xem xét sửa đổi một số nội dung cần thiết, có ý nghĩa thúc đẩy hơn nữa quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian kéo dài thí điểm.

Trong đó, đa số ý kiến đề nghị sửa đổi phạm vi của khoản nợ xấu tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 42 theo hướng không giới hạn thời điểm (15.8.2017) mà áp dụng cơ chế xử lý nợ xấu tại Nghị quyết cho tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trong thời gian áp dụng Nghị quyết.

Việc mở rộng phạm vi áp dụng của khoản nợ xấu nhằm tạo điều kiện thúc đẩy xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Thanh, đa số ý kiến trong Thường trực UBKT tán thành loại ý kiến thứ hai, theo đó thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết trong 2 năm.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính cấp thiết, khả thi, đề nghị chỉ cân nhắc xem xét sửa đổi, bổ sung đối với 2 nội dung gồm: bổ sung phạm vi áp dụng là các khoản nợ được hình thành sau ngày 15.8.2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực; bổ sung đối tượng áp dụng các cơ chế xử lý nợ xấu tại Nghị quyết.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách

Phạm Đông |

Việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 là vấn đề cấp bách về kinh tế để tiếp tục đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đề xuất dự kiến thời gian kéo dài hiệu lực của Nghị quyết là 2 năm.

Hạn chế nợ xấu phát sinh từ bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải hạn chế nợ xấu phát sinh, nhất là do ảnh hưởng của COVID-19 và cho vay các dự án BOT, bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng.

Nhận phí lót tay đảo nhóm nợ xấu: Dấu hiệu vi phạm luật hình sự

Lan Hương |

Theo phân tích của luật sư, nếu xảy ra trường hợp một Giám đốc chi nhánh Ngân hàng TMCP tự ý thay đổi nhóm nợ xấu của khách hàng, tức là đã thay đổi bản chất của khoản nợ dẫn đến các thông tin sai lệch về nhóm nợ từ khoản nợ ở mức rủi ro rất cao thành khoản nợ ở mức rủi ro rất thấp sẽ dẫn đến các biện pháp theo dõi, quản lý, xử lý khoản nợ này bị thay đổi sai lệch và có thể làm cho khoản nợ đến tình trạng có khả năng mất vốn. Theo luật sư, hành vi trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách

Phạm Đông |

Việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 là vấn đề cấp bách về kinh tế để tiếp tục đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đề xuất dự kiến thời gian kéo dài hiệu lực của Nghị quyết là 2 năm.

Hạn chế nợ xấu phát sinh từ bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải hạn chế nợ xấu phát sinh, nhất là do ảnh hưởng của COVID-19 và cho vay các dự án BOT, bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng.

Nhận phí lót tay đảo nhóm nợ xấu: Dấu hiệu vi phạm luật hình sự

Lan Hương |

Theo phân tích của luật sư, nếu xảy ra trường hợp một Giám đốc chi nhánh Ngân hàng TMCP tự ý thay đổi nhóm nợ xấu của khách hàng, tức là đã thay đổi bản chất của khoản nợ dẫn đến các thông tin sai lệch về nhóm nợ từ khoản nợ ở mức rủi ro rất cao thành khoản nợ ở mức rủi ro rất thấp sẽ dẫn đến các biện pháp theo dõi, quản lý, xử lý khoản nợ này bị thay đổi sai lệch và có thể làm cho khoản nợ đến tình trạng có khả năng mất vốn. Theo luật sư, hành vi trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015.