ĐBQH: "Bữa cơm hòa giải, đối thoại tại nhà hàng, ai chịu chi phí"?

Chung Vương Nguyên |

Nhiều ý kiến đại biểu đồng tình với việc không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa đối với các đương sự. Tuy nhiên, có đại biểu lại cho rằng nên thu chi phí và đặt vấn đề nếu thực hiện hòa giải ở ngoài tòa án, thì ai sẽ trả những chi phí phát sinh?

Cần thỏa thuận trước về bên sẽ trả chi phí

Ngày 25.5, Quốc hội thảo luận những vấn đề còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trong quá trình thảo luận, đại biểu cho ý kiến về nhiều vấn đề như kinh phí hòa giải, đối thoại tại tòa án; tiêu chuẩn bổ nhiệm Hòa giải viên; thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành; thù lao cho hòa giải viên...  Trong đó, vấn đề chi phí hòa giải nhận được nhiều quan tâm, tranh luận.

Thống nhất cao với dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An) cho rằng, đây là phương thức giải quyết tranh chấp mới nên cần có thời gian đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả và cần khuyến khích người dân lựa chọn.

Đại biểu Dung cho biết rất cần thiết quy định Nhà nước thu một khoản chi phí nhất định đối với một số trường hợp vì nếu thu chi phí trong tất cả các trường hợp hòa giải sẽ làm cho các bên e ngại, không chọn hòa giải.

Tuy nhiên, Đại biểu Dung đưa ra băn khoăn về việc dự luật có giao cho Chính phủ quy định chi tiết mức thu nộp chi phí hòa giải. Bà cho rằng cần phải bổ sung quy định có sự thỏa thuận thống nhất trước của các bên về chi phí phải nộp đối với trường hợp chi phí phát sinh khi tiến hành hòa giải ngoài trụ sở tòa án.

“Đây là những chi phí thực tế. Tôi ví dụ như hai bên thống nhất cùng hòa giải viên tiến hành hòa giải tại một nhà hàng trang trọng, ấm cúng, lịch sự. Kết quả có thể là hòa giải thành hoặc không thành, nhưng nếu không có sự thống nhất trước, nếu cả hai không trả tiền bữa cơm gặp gỡ đó thì hòa giải viên phải chịu hay nhà nước phải gánh chi phí này?

Liên quan đến vấn đề này, tôi đề nghị cần quy định lại là các bên phải chịu tất cả chi phí này. Ngân sách nhà nước sẽ không thể đảm bảo được. Ngoài ra, việc quy định các bên phải trả chi phí này sẽ tăng thêm phần trách nhiệm khi họ yêu cầu”- Đại biểu Dung kiến nghị.

Đại biểu Lưu Thành Công (Đoàn Vĩnh Long) thì cho rằng nếu quy định như trong dự thảo luật thì chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước đảm bảo. Chi phí cho hoạt động này bao gồm rất nhiều khoản, đại biểu cho rằng cần quy định rõ từng khoản.

"Vấn đề này chưa nói rõ trong dự thảo luật, nếu quy định chung như thế này thì ngân sách nhà nước hàng năm phải gánh thêm một khoản khá nhiều"- đại biểu Công nhấn mạnh.

Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến các vụ việc hòa giải

Giải trình thêm về các ý kiến đại biểu nêu trong phiên thảo luận, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, hòa giải về mặt bản chất là tác động các bên tranh chấp, khơi dậy lòng vị tha, sự cao thượng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm, đặc biệt là bên đi kiện, chia sẻ khó khăn với bên bị đơn, đi đến sự thống nhất giữa hai bên. Đồng thời, đảm bảo bí mật của hòa giải là nguyên tắc bao trùm của chế định này.

 
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm. Ảnh: Quốc hội

"Khi hòa giải, người ta trình bày cả những câu chuyện thầm kín như lý do ly hôn... Những việc như thế không thể đưa lên thành câu chuyện đàm tiếu. Hay chia tài sản thì không muốn cho người khác biết nhà mình có bao nhiêu tiền, nên về mặt đời tư thì phải giữ bí mật" - Chánh án cho biết.

Theo quy định tại dự thảo Luật, về các nguyên tắc cơ bản của hòa giải, đối thoại, các bên tham gia hòa giải, đối thoại có quyền yêu cầu Hòa giải viên, Đối thoại viên, Thẩm phán giữ bí mật những thông tin do mình cung cấp.

Nhằm đảm bảo nguyên tắc các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật, dự thảo quy định trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình hay ghi biên bản hòa giải, đối thoại.

Chung Vương Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến những trường hợp nào phải nộp phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án?

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đa số các trường hợp Nhà nước không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Nhà nước chỉ thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án với 3 trường hợp được quy định cụ thể.

Tranh chấp lao động nào được kiện thẳng ra tòa mà không cần hòa giải?

Phương Dung |

Bạn đọc có địa chỉ nguyenax@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bố tôi là công nhân vừa rồi bị sa thải mà không rõ lý do. Bố tôi đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần nhưng không được giải quyết vì vậy bố tôi muốn khởi kiện. Trường hợp này bố tôi có phải thực hiện thủ tục hòa giải không?

Cuộc nhậu hòa giải không thành, người chết, người mang án chung thân

THÀNH NHÂN |

Nhóm bạn "mở tiệc nhậu" để hòa giải cho 2 thanh niên. Dù mọi người đã cố gắng hòa giải nhưng vẫn xảy ra xô xát. Kết quả, người chết, người mang án tù chung thân.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Dự kiến những trường hợp nào phải nộp phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án?

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đa số các trường hợp Nhà nước không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Nhà nước chỉ thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án với 3 trường hợp được quy định cụ thể.

Tranh chấp lao động nào được kiện thẳng ra tòa mà không cần hòa giải?

Phương Dung |

Bạn đọc có địa chỉ nguyenax@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bố tôi là công nhân vừa rồi bị sa thải mà không rõ lý do. Bố tôi đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần nhưng không được giải quyết vì vậy bố tôi muốn khởi kiện. Trường hợp này bố tôi có phải thực hiện thủ tục hòa giải không?

Cuộc nhậu hòa giải không thành, người chết, người mang án chung thân

THÀNH NHÂN |

Nhóm bạn "mở tiệc nhậu" để hòa giải cho 2 thanh niên. Dù mọi người đã cố gắng hòa giải nhưng vẫn xảy ra xô xát. Kết quả, người chết, người mang án tù chung thân.