Đang xử lí 127 tổ chức có sai phạm về tài chính, ngân sách

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chỉ ra việc quản lí sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ở một số bộ, ngành, địa phương còn sai phạm; việc chấp hành thời hạn báo cáo quyết toán chưa đảm bảo theo đúng quy định.

Điểm tên nhiều bộ, ngành chậm gửi báo cáo quyết toán ngân sách

Tiếp tục kỳ họp thứ 5, sáng 24.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2021 tổng số thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 1.358.084 tỉ đồng; tổng số chi NSNN là 1.701.713 tỉ đồng; bội chi NSNN là 343.670 tỉ đồng, tương đương 4% GDP, gồm: bội chi ngân sách trung ương (NSTW) là 318.870 tỉ đồng, tương đương 3,7% GDP...

Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các chính sách tài khóa đã được điều hành chủ động, tích cực, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch.

Cùng với việc từng bước kiểm soát dịch bệnh, từ cuối quý III năm 2021, các hoạt động kinh tế đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng tích cực, nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ ổn định.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH

Chính phủ đã thực hiện miễn, giảm, giãn nghĩa vụ thuế và một số khoản thu ngân sách, qua đó giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân vượt qua khó khăn và phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh, được dư luận đánh giá cao.

Tổng số thuế, phí, tiền thuê đất đã miễn, giảm, gia hạn là 132.418 tỉ đồng, bao gồm: tổng số các khoản thu ngân sách nhà nước được gia hạn là 108.426 tỉ đồng; tổng số các khoản thu ngân sách nhà nước được miễn, giảm là 23.982 tỉ đồng.

Năm 2021, NSTW và NSĐP đã chi 97.903 tỉ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, góp phần tích cực sớm kiểm soát tình hình dịch, đảm bảo an sinh xã hội.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hiện chi ngân sách bám sát dự toán được giao; rà soát, cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ rõ, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; việc tổ chức triển khai thực hiện một số chính sách đảm bảo an sinh xã hội còn chậm; số chuyển nguồn kinh phí sang năm sau còn lớn; việc quản lí sử dụng kinh phí NSNN ở một số bộ, ngành, địa phương còn sai phạm; việc chấp hành thời hạn báo cáo quyết toán chưa đảm bảo theo đúng quy định.

Một số bộ, ngành gửi báo cáo quyết toán về Bộ Tài chính chậm như: TPHCM ngày 14.3.2023,  Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày gửi 1.11.2022; Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 20.12.2022; Bộ Khoa học và Công nghệ ngày gửi 12.12.2022; Bộ Ngoại Giao ngày 4.11.2022; Bộ Nội vụ ngày 21.11.2022; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 11.11.2022; Bộ Xây dựng ngày 27.10.2022; Tòa án nhân dân tối cao ngày 25.10.2022...

Nhiều tổ chức, cá nhân có sai phạm về tài chính, ngân sách

Về xử lí trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có sai phạm về tài chính, ngân sách đối với quyết toán NSNN năm 2020 theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đối với tổ chức, tổng số đề nghị xử lí là 1.444. Tính đến ngày 31.3.2023, đã xem xét xử lí là 1.295 tổ chức, chiếm 89,68%; đang xử lí 127 tổ chức, chiếm 8,80%; chưa xử lí 22 tổ chức, chiếm 1,52%.

Đối với cá nhân, tổng số đề nghị xử lí là 2.735. Tính đến ngày 31.3.2023, đã xử lí là 2.519 người, chiếm 92,1%; đang xử lí 200 người, chiếm 7,31%; chưa xử lí 16 người, chiếm 0,59%.

Cuối báo cáo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ trình Quốc hội quyết toán NSNN năm 2021 như sau:

- Tổng số thu cân đối NSNN là 2.387.906 tỉ đồng. Trong đó, số thu NSNN theo dự toán là 1.591.411 tỉ đồng; thu chuyển nguồn năm 2020 sang năm 2021 là 643.406 tỉ đồng; thu từ kết dư năm 2020 là 140.410 tỉ đồng; và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN là 12.679 tỉ đồng;

- Tổng số chi cân đối NSNN là 2.484.439 tỉ đồng. Trong đó, chi NSNN theo dự toán là 1.708.088 tỉ đồng; chi chuyển nguồn sang năm 2022 là 776.351 tỉ đồng;

- Bội chi NSNN là 214.053 tỉ đồng, bao gồm: bội chi NSTW là 211.650 tỉ đồng, bội chi NSĐP là 2.403 tỉ đồng.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Chi khám chữa bệnh BHYT vượt tổng thu, cần tính phương án ngân sách cấp bù

PHẠM ĐÔNG |

"Trong trường hợp cần thiết khi tổng chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vượt tổng thu cần tính đến phương án ngân sách nhà nước phải cấp bù" - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.

Chậm gửi quyết toán ngân sách, Bộ Y tế nói do hoạt động thanh tra, điều tra

PHẠM ĐÔNG |

Giải trình việc chậm gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, do có nhiều sự việc liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra về công tác cán bộ, nên lãnh đạo một số đơn vị chưa thật sự tập trung chỉ đạo.

Đề xuất chỉ dùng 50% nguồn tăng thu ngân sách cho cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Theo quy định hiện hành, nguồn tăng thu ngân sách địa phương sẽ được trích 30% chi cho đầu tư, 70% còn lại cho cải cách tiền lương. Tuy nhiên một số tỉnh đề xuất sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương để cải cách tiền lương thay vì 70%.

Nhập khẩu điện nhưng 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.

Nguyên nhân chênh lệch lớn giữa lãi suất cho vay và đi vay

NHÓM PV |

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm nêu thực tế, vừa qua, doanh nghiệp khó khăn, nhưng các ngân hàng vẫn báo lãi một cách khủng khiếp. Vì sao lại có hiện tượng này, vì chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay lớn.

Khởi tố, bắt giam 2 nguyên lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất ở Hà Nam

TRUNG DU |

Bị can Trần Văn Hà - nguyên Giám đốc và Hà Văn Thạch - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) vừa bị khởi tố, bắt giam về tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ".

Bánh Ấn Độ pani puri gây tò mò tại chợ ăn vặt TP Hồ Chí Minh

Yến Nhi |

Với 35.000 đồng, thực khách có thể thưởng thức món bánh Ấn Độ pani puri với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt ngay tại TP Hồ Chí Minh.

Công bố đặc điểm nhận dạng, truy tìm nạn nhân vụ phát hiện tứ chi bị đốt

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Cho đến trưa nay (ngày 25.5), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định truy tìm người là nạn nhân trong vụ phát hiện các đoạn tay chân bị đốt cháy tại phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vào chiều tối 24.5.

Chi khám chữa bệnh BHYT vượt tổng thu, cần tính phương án ngân sách cấp bù

PHẠM ĐÔNG |

"Trong trường hợp cần thiết khi tổng chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vượt tổng thu cần tính đến phương án ngân sách nhà nước phải cấp bù" - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.

Chậm gửi quyết toán ngân sách, Bộ Y tế nói do hoạt động thanh tra, điều tra

PHẠM ĐÔNG |

Giải trình việc chậm gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, do có nhiều sự việc liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra về công tác cán bộ, nên lãnh đạo một số đơn vị chưa thật sự tập trung chỉ đạo.

Đề xuất chỉ dùng 50% nguồn tăng thu ngân sách cho cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Theo quy định hiện hành, nguồn tăng thu ngân sách địa phương sẽ được trích 30% chi cho đầu tư, 70% còn lại cho cải cách tiền lương. Tuy nhiên một số tỉnh đề xuất sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương để cải cách tiền lương thay vì 70%.