Nhập khẩu điện nhưng 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.

Nguyên nhân khoản lỗ của EVN từ đâu?

Phát biểu tại họp tổ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội sáng 25.5, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn tỉnh Điện Biên) cho rằng, thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng đã khiến cử tri quan tâm và thắc mắc nguyên nhân nào dẫn đến khoản lỗ lớn như vậy, giải pháp giải quyết thế nào.

"Cử tri cho rằng, cùng một hệ sinh thái, nhưng công ty mẹ (EVN – PV) báo lỗ, còn các công ty con vẫn công bố thu lợi nhuận cao, thế thì nguyên nhân khoản lỗ của EVN là từ đâu, nguyên nhân có phải từ năng lực quản lý hay không?” - đại biểu Tạ Thị Yên nêu ý kiến.

Cũng theo bà Tạ Thị Yên, một vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là lúc EVN báo lỗ và tăng giá điện thì việc đàm phán giá điện với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có sự ngã ngũ.

"Vấn đề trên vô hình chung tạo ra sự lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng, giải pháp lâu dài cho ngành điện là chúng ta phải nghiên cứu, tìm ra các phương án tối ưu, đảm bảo an ninh năng lượng; có thể tìm được nguồn nguyên liệu rẻ, sạch hơn, từ đó giảm giá thành sản xuất.

Trong đó, cần cơ chế giá hợp lý các nhà máy điện tư nhân, các dự án điện tái tạo tham gia vào kinh doanh điện", bà Tạ Thị Yên cho hay.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên. Ảnh: Media Quochoi
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên. Ảnh: Media Quochoi

Cũng phát biểu về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Đinh Ngọc Minh - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề. Trong đó có việc, tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới. "Vì sao thế, đây cũng là tài sản quốc gia, tại sao lãng phí như vậy", ông Minh đặt câu hỏi.

Theo ông Minh, cử tri cho rằng, sở dĩ 4.800 MW không được lên lưới là sai về thủ tục, quy chế. Do vậy, ngành điện phải đổi mới nhiều. Trong báo cáo của Chính phủ không thấy có giải pháp nào để cải tiến vấn đề này.

"Tôi tham dự nhiều cuộc họp với ngành điện, trong tổng số 100% sản lượng điện phát lên, EVN chỉ phát trực tiếp 11%, 89% sản lượng còn lại là của các công ty và doanh nghiệp khác không thuộc EVN hoặc thuộc EVN nhưng là công ty cổ phần.

EVN không tăng tiền mua điện cho 89% doanh nghiệp này, tại sao lại lỗ, trong khi giá bán vừa rồi đã tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp có sản lượng điện phát lên lưới trong giai đoạn 2021-2022 vẫn lãi rất lớn", ông Minh cho biết.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh. Ảnh: Media Quochoi
Đại biểu Đinh Ngọc Minh. Ảnh: Media Quochoi

Đã có 24 dự án điện tái tạo chốt giá tạm với EVN, công suất 1.347 MW

Theo số liệu cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến 24.5 có 37 dự án điện tái tạo chuyển tiếp chưa có giá gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC) để đàm phán giá và hợp đồng mua bán điện.

24 dự án trong số này chấp nhận giá tạm tính bằng 50% mức trần trong khung giá của Bộ Công Thương, tức khoảng 754-908 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Giá mua điện chính thức và quyết toán tiền sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm tính cho 80% số dự án trên, tức 19 dự án, tổng công suất 1.347 MW.

Tại hội nghị với chủ đầu tư các dự án điện tái tạo chuyển tiếp để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa các dự án vào vận hành chiều 24.5, chủ đầu tư các dự án này nói đang cùng EVN đẩy nhanh kí hợp đồng mua bán điện, thử nghiệm để công nhận vận hành thương mại (COD).

Như vậy, khi các bước này hoàn thành, hệ thống điện sẽ có thêm hơn 1.340 MW điện từ các dự án điện tái tạo chuyển tiếp, giúp giảm bớt khó khăn về nguồn cung.

Ngoài ra, dự án Điện gió Nhơn Hội giai đoạn 2, công suất 30 MW đã đàm phán xong, đang hoàn thiện thủ tục trình Bộ Công Thương phê duyệt giá. Có 4 dự án khác công suất 154 MW đang rà soát hồ sơ.

Trao đổi với Lao Động, chủ đầu tư một dự án năng lượng tái tạo cho biết, trong lúc chờ các chính sách để chốt được mức giá chính thức với EVN, việc tạm thời đẩy điện lên lưới, được mua điện với mức 50% giá trần cũng là giải pháp tình thế. Điều này giúp các chủ đầu tư sẽ tạm thời có chi phí để vận hành nhà máy sau nhiều tháng "đắp chiếu".

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Cần thêm chính sách để phát triển điện gió bền vững

Đức Mạnh |

Theo lộ trình đến năm 2030, điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Điều này là phù hợp bởi hơn 39% lãnh thổ của Việt Nam có tốc độ gió hơn 6m/s tại độ cao 65 m. Đặc biệt, khoảng 8% diện tích lãnh thổ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió lên tới 112 GW.

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép với các dự án điện gió, điện mặt trời

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.

Nhiều doanh nghiệp điện gió thua lỗ

Cường Ngô |

Các doanh nghiệp điện gió vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Số liệu cho thấy nhiều dự án điện gió lỗ nặng lên tới hàng trăm tỉ.

Xử lý điểm sạt lở đá nguy hiểm trên núi Bài Thơ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do phong hóa và nước mưa nên một điểm trên núi Bài Thơ, ở khu vực có những bài thơ cổ phía đường ven biển - nơi du khách thường ghé thăm - xuất hiện nguy cơ sạt lở đá và đã có một tảng đá nhỏ rơi xuống. Hiện, một nhóm thợ đang dùng cần cẩu cao cả trăm mét để lên vách núi xử lý điểm sạt lở này.

Diễn viên Hà Hương: "Nguyệt thảo mai" không giúp tôi đổi đời

Nhóm Pv |

Bộ phim "Phía trước là bầu trời" gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x. Trong "3 phút với người nổi tiếng" tuần này, diễn viên Hà Hương đã có những tâm sự về vai diễn "Nguyệt thảo mai" - vai diễn ấn tượng trong bộ phim này.

3 khu nghỉ dưỡng đẹp gần Vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Đồng Nai

Mai Anh |

Nằm ngay gần Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, 3 khu nghỉ dưỡng này được nhiều du khách lựa chọn khi khám phá rừng nhiệt đới ở Đồng Nai.

Bán chênh nhà ở xã hội: Tăng sức ép, giảm niềm tin của người lao động

NHÓM PV |

Lợi dụng sự khan hiếm của nhà ở xã hội (NƠXH), tại một số dự án đang triển khai, nhiều đối tượng trung gian, cò mồi bán kiếm tiền chênh lệch từ người lao động. Điều này dẫn tới sự gia tăng áp lực về chi phí với người lao động, người thu nhập thấp đồng thời làm giảm sút niềm tin của họ vào chính sách nhân văn về NƠXH.

"Cần trưng cầu giám định lại tư pháp vụ án bà Lê Thị Dung"

QUANG ĐẠI |

Theo chuyên gia pháp lý Trần Hậu Định (Hà Tĩnh), tại văn bản của Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, Trung tâm GDTX có thể vận dụng các văn bản khác có liên quan để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, do đó, cần trưng cầu giám định tư pháp lại về quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên để bảo đảm chính xác, khách quan.

Cần thêm chính sách để phát triển điện gió bền vững

Đức Mạnh |

Theo lộ trình đến năm 2030, điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Điều này là phù hợp bởi hơn 39% lãnh thổ của Việt Nam có tốc độ gió hơn 6m/s tại độ cao 65 m. Đặc biệt, khoảng 8% diện tích lãnh thổ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió lên tới 112 GW.

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép với các dự án điện gió, điện mặt trời

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.

Nhiều doanh nghiệp điện gió thua lỗ

Cường Ngô |

Các doanh nghiệp điện gió vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Số liệu cho thấy nhiều dự án điện gió lỗ nặng lên tới hàng trăm tỉ.