Có cán bộ tâm sự: Thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước HĐXX

Nhóm PV |

Nêu tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm, đại biểu Quốc hội cho biết, có ý kiến cán bộ tâm sự "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".

Tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp 4, sáng nay (27.10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.

Cụ thể hoá chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) đề nghị một số giải pháp để khắc phục tình trạng bỏ việc, nghỉ việc trong khu vực công.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum)
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum).

Thứ nhất là cần thực hiện cải cách mạnh mẽ cải cách lề lối làm việc theo hương phân cấp mạch lạc. Xử lý hợp lý các vấn đề về bộ máy và biên chế để khắc phục áp lực công việc. Bổ sung hoàn thiện cơ chế giải quyết công việc, cơ chế chính sách trong môi trường cống hiến, cơ hội thăng tiến công bằng và minh bạch.

Thứ hai là hoàn thiện hệ thống thi tuyển công chức, viên chức.

Thứ ba là quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ công chức, viên chức bằng cơ chế lương thích hợp, linh hoạt trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc.

Cuối cùng là cụ thể hoá, kịp thời Kết luận 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.

Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm gây ảnh hưởng rất lớn

Phát biểu tranh luận, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, hiện tượng cán bộ, công chức, đùn đẩy, né tránh ảnh hưởng rất lớn trong việc triển khai nhiệm vụ và phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, theo đại biểu Hạ, nếu chỉ nói do vướng mắc bởi chính sách pháp luật là chưa đủ. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, đại biểu cho hay, cái chính là do con người, do khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam)
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam).

Qua tiếp xúc cử tri và tìm hiểu, đại biểu Tạ Văn Hạ phân tích có 3 trường hợp liên quan tới vấn đề này.

Đó là, có tình trạng cán bộ có năng lực hạn chế, có tình trạng sợ sai, không dám làm.

Thứ hai đó là với cán bộ có năng lực nhưng ý thức, tinh thần còn hạn chế, có chuyện nghe ngóng, né tránh.

Thứ ba là có tình trạng trước đây làm không đúng, làm ẩu, bây giờ làm đúng sẽ phát sinh những vấn đề trước đây đã làm, nên bây giờ làm cầm chừng, hạn chế.

Do vậy, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt. “Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt triển khai, họp ngày họp đêm nhưng ở dưới với tư tưởng này cần chấn chỉnh lại tình trạng này càng sớm, càng tốt để không ảnh hưởng tới chất lượng và công tác phục vụ nhân dân” - ông Hạ nói.

Có tình trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận)

Là một trong những đại biểu nhấn nút phát biểu đầu tiên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) cho rằng, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên kết quả thực hiện tình hình KTXH 9 tháng đầu năm 2022 đạt nhiều kết quả, hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra. Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới được các tổ chức quốc tế đánh giá cao trong việc phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, việc đánh giá thật đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề xã hội, văn hóa, dân sinh là chưa tương xứng.

Trong đó, tiền lương, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, người lao động còn thấp. Xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nhất là trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Theo thống kê, có hơn 39.000 công chức, viên chức xin nghỉ việc trong hơn 2 năm.

Bên cạnh đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; còn một số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự… cùng với những tồn tại, hạn chế khác mà Chính phủ nêu trong báo cáo. 

Theo đại biểu, đây là những thách thức hết sức lớn trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2023.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển KTXH năm 2023 như đã đề ra, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết có hiệu quả thực trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và có những giải pháp quyết liệt để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2023.

“Có cán bộ tâm sự rằng, thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử” - ông Thông nói.

Đại biểu phân tích có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này đó là: Chưa có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật. Bởi “đối với vấn đề này, áp dụng luật này thì đúng nhưng khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra thì lại sai”.

Hay như áp dụng vào thời điểm này thì đúng nhưng đến thời điểm sau kiểm tra thì lại sai. Một trong những vấn đề dễ sai nhất là đó là xác định giá đất. Có nhiều dự án lớn, rất lớn chưa xác định được giá đất để triển khai đầu tư.

Tiếp đó, đại biểu cho rằng, cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm đã có chủ trương nhưng chưa được cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này khiến cán bộ ngại trong quá trình công tác, làm cầm chừng, không dám đột phá.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về việc hồi tố xử lý cán bộ công chức, viên chức

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, quan điểm của cơ quan soạn thảo là không muốn hồi tố lại vì sẽ vướng mắc, khó khăn cho cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức. Khi nghị quyết này có hiệu lực, sẽ áp dụng thống nhất, đảm bảo đồng bộ theo Quy định 69.

Những cán bộ, công chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vào năm 2023

QUANG MINH |

Độ tuổi nghỉ hưu năm 2023 của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.

Chính sách về tiền lương, quản lý cán bộ có hiệu lực từ tháng 11.2022

Phương Minh |

3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần tiền lương cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước quy định là một trong những chính sách về tiền lương có hiệu lực từ tháng 11.2022.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về việc hồi tố xử lý cán bộ công chức, viên chức

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, quan điểm của cơ quan soạn thảo là không muốn hồi tố lại vì sẽ vướng mắc, khó khăn cho cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức. Khi nghị quyết này có hiệu lực, sẽ áp dụng thống nhất, đảm bảo đồng bộ theo Quy định 69.

Những cán bộ, công chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vào năm 2023

QUANG MINH |

Độ tuổi nghỉ hưu năm 2023 của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.

Chính sách về tiền lương, quản lý cán bộ có hiệu lực từ tháng 11.2022

Phương Minh |

3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần tiền lương cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước quy định là một trong những chính sách về tiền lương có hiệu lực từ tháng 11.2022.