Chưa có biện pháp truy tìm, xác định đường đi của tài sản tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh vừa ký báo cáo số 6071 về việc kiến nghị sau giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Báo cáo gửi đến Bộ Chính trị; Ban Bí thư Trung ương Đảng; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thường trực Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp...

Báo cáo nêu rõ, một số vụ việc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn phải tiếp tục xác minh, truy tìm, áp dụng chưa kịp thời các biện pháp ngăn chặn như thu giữ, kê biên, phong tỏa tài sản thất thoát trong vụ án dẫn tới kết quả thu hồi tài sản còn chưa cao.

Việc kiểm tra, giám sát được quan tâm nhưng chưa đúng mức, chủ yếu lồng ghép vào việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án chung, có tính nghiệp vụ thường niên, ít chuyên đề cụ thể.

Ngoài ra, chưa có phần mềm thống kê tài sản thu hồi trong các vụ án kinh tế, tham nhũng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án dân sự dẫn đến việc theo dõi, tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo đánh giá kết quả công tác này gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác.

Khối lượng tài sản phải thu hồi trong các vụ án là rất lớn nhưng tới thời điểm giải quyết các vụ án tài sản phải thu hồi còn lại rất ít hoặc không còn để đảm bảo thu hồi; thời hạn tố tụng để giải quyết vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thường phải kéo dài; tồn đọng nhiều việc chưa thi hành án được. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản còn thấp, quá trình giải quyết vụ án còn chậm.

Tại giai đoạn xét xử, tòa án hầu như không áp dụng các biện pháp kê biên theo thẩm quyền quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự; không xác minh, làm rõ tính pháp lý của các tài sản đang áp dụng biện pháp ngăn chặn tại các giai đoạn điều tra, truy tố trước đó mà hầu như chỉ tuyên duy trì lệnh kê biên tài sản của cơ quan điều tra.

Mặt khác, tại giai đoạn điều tra, truy tố, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cũng chủ yếu dừng ở việc ban hành các lệnh kê biên để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản mà chưa xác minh làm rõ được nguồn gốc hình thành tài sản nên đến giai đoạn thi hành án, rất nhiều tài sản kê biên có tranh chấp về quyền sở hữu chung đối với tài sản (giữa vợ/chồng/con/thân nhân người phạm tội; giữa các cổ đông trong Công ty, doanh nghiệp…) dẫn đến kéo dài thời gian thi hành án.

Kết quả thi hành án để thu hồi tài sản trong các vụ án liên quan đến tham nhũng, kinh tế mặc dù đã có nhiều cố gắng, đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt 32,53% so với tổng số tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; một số vụ việc quá trình giải quyết vụ án và việc xử lý tài sản còn kéo dài, mất nhiều thời gian.

Báo cáo cũng nêu rõ pháp luật hiện hành về thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế còn mang tính nguyên tắc; chưa thể chế cụ thể, chỉ rõ thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; nhiều quy định còn vướng mắc, thiếu đồng bộ, thống nhất và khả thi dẫn tới nhiều cách hiểu, cách áp dụng khác nhau tại các địa phương.

Đồng thời, chưa có các biện pháp, hướng dẫn, quy định cụ thể để truy tìm tài sản xác định “đường đi” của tài sản bị chiếm đoạt để làm rõ hành vi che giấu.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tăng cường các hoạt động thanh tra để phòng chống, tham nhũng và tiêu cực. Sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối tượng kê khai tại Khoản 8 Điều 30 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30.10.2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về công khai bản kê khai tài sản thu nhập tại nơi cư trú của người kê khai để nhân dân giám sát.

Theo số liệu của C03, Bộ Công an, trong thời gian từ năm 2018 đến ngày 1.11.2022, tổng số vụ án tham nhũng đã được khởi tố, điều tra, xét xử là 481 vụ án, số tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ của các đối tượng khoảng 730,2 tỉ đồng.

Đối với án kinh tế, tổng số vụ án là 1.035 vụ, tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ khoảng 3.369,6 tỉ đồng. Số tài sản tham nhũng được thu hồi sau khi xét xử các vụ án theo đánh giá của MTTQ Việt Nam còn thấp.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng đề nghị Hà Nội chú trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Khắc phục thiếu sót về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan, địa phương có biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Tăng lương cho công chức để tránh tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Cử tri quận Nam Từ Liêm đề nghị Nhà nước đặc biệt quan tâm tới chế độ lương cho cán bộ, công chức, người lao động để đảm bảo cuộc sống, bởi hiện nay thu nhập của họ còn thấp, chưa đảm bảo cuộc sống so với mặt bằng chung của xã hội.

Quán cà phê ngắm cá bơi lội ngay trên đầu ở Sài Gòn

Mộc Anh |

Tọa lạc tại Thảo Điền sôi động của Sài Gòn, Dalaland Coffee nổi bật với thiết kế Địa Trung Hải, không gian xanh và hồ cá lớn thu hút đông đảo du khách. 

Không khí lạnh tràn về vào tháng 5 gây mưa, giảm nhiệt nhanh có bất thường

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng nhận định việc xuất hiện không khí lạnh nửa đầu tháng 5 là bình thường, phù hợp với quy luật. Tuy nhiên không khí lạnh trong thời điểm hiện nay và thời gian tới có cường độ yếu, tần suất thưa dần.

Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị đề nghị 5-6 năm tù

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Nguyễn Ngọc Hai - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận được xác định có vai trò cao nhất trong vụ giao đất giá rẻ cho Công ty Tân Việt Phát, gây thất thoát hơn 45 tỉ đồng của Nhà nước.

Xác minh, làm rõ vụ tiêm vaccine hết hạn cho trẻ nhỏ ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Ngay sau khi xảy ra vụ việc tiêm vaccine hết hạn sử dụng cho các cháu nhỏ (ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa), ngành y tế tỉnh này đã khẩn trương vào cuộc xác minh, làm rõ và sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Góc nhìn thể thao 110: Đồng nghiệp khâm phục nghị lực của Nguyễn Thị Oanh

Nhóm PV |

Góc nhìn thể thao số 110 sẽ có buổi trò chuyện với vận động viên Đinh Thị Bích để có thêm góc nhìn về điền kinh Việt Nam tại SEA Games 32 cũng như kì tích của vận động viên Nguyễn Thị Oanh.

Thủ tướng đề nghị Hà Nội chú trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Khắc phục thiếu sót về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan, địa phương có biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Tăng lương cho công chức để tránh tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Cử tri quận Nam Từ Liêm đề nghị Nhà nước đặc biệt quan tâm tới chế độ lương cho cán bộ, công chức, người lao động để đảm bảo cuộc sống, bởi hiện nay thu nhập của họ còn thấp, chưa đảm bảo cuộc sống so với mặt bằng chung của xã hội.