Thủ tướng đề nghị Hà Nội chú trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Ngày 6.5, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, những thành tựu, kết quả của Hà Nội đã góp phần cùng cả nước thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh;...

Hà Nội cũng rất quyết liệt trong triển khai dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô, với sự chỉ đạo sâu sát của đồng chí Bí thư Thành ủy và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng cả nước đẩy mạnh đột phá chiến lược về hạ tầng.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số chỉ số cải cách hành chính như PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS cần nỗ lực cải thiện mạnh mẽ hơn. Kỉ luật, kỉ cương có lúc còn chưa nghiêm. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, các quy định phòng cháy, chữa cháy... cần tích cực hơn nữa. Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình, không để bị động, bất ngờ; nâng cao khả năng dự báo những tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thành phố; phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Thứ hai, khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065. Tổ chức triển khai quy hoạch đô thị thật tốt, vừa hiện đại và bản sắc, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố.

Thứ ba, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về miễn, giảm, thuế, phí lệ, phí, tiền thuê đất; giảm lãi suất, cơ cấu lại nhóm nợ, giãn, hoãn nợ… theo thẩm quyền và quy định.

Thứ tư, trong bối cảnh lạm phát trên cả nước vẫn được kiểm soát và giảm dần theo các tháng, cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng chính (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), tăng cả cung và cầu.

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; giảm thủ tục, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ sáu, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: VGP

Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực xã hội với các mô hình lãnh đạo công-quản trị tư (như Nhà nước xây dựng chính sách, đấu nối hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng bên trong khu công nghiệp và kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp), đầu tư công - quản lí tư (ví dụ Nhà nước xây dựng công viên, giao tư nhân quản lí và khai thác); đầu tư tư - sử dụng công (ví dụ tư nhân xây dựng trụ sở, cơ quan nhà nước sử dụng)

Thứ tám, đổi mới, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành từ thủ công truyền thống sang môi trường điện tử; đẩy mạnh chuyển đổi số.

Thứ chín, giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ mười, tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị Hà Nội chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên.

Tại cuộc làm việc, TP Hà Nội đề xuất 31 kiến nghị cụ thể thuộc 4 lĩnh vực, trong đó 17 kiến nghị thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, 14 kiến nghị thuộc các bộ, ngành.

Trong đó, với các dự án đường sắt đô thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lí các vướng mắc liên quan tới dự án, Bộ Tài chính xử lí các vướng mắc về vốn, Bộ Giao thông Vận tải xử lí các vướng mắc liên quan tới hướng tuyến; hoàn thành trong quý II/2023.

Về đề nghị Hà Nội được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất từ 10 ha đất trồng lúa trở lên sang các loại đất phi nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, đây là nội dung được nhiều địa phương kiến nghị, Thủ tướng giao các bộ, ngành khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét ban hành nghị quyết phù hợp.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội đề xuất 4 nhóm kiến nghị lớn với Thường trực Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 6.5, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Bí thư Hà Nội nói về mức chênh khủng khi làm đường Vành đai 4 so với Vành đai 2,5

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tính theo phương án giải phóng mặt bằng đã duyệt thì tổng kinh phí để làm một km đường Vành đai 4 thấp hơn rất nhiều so với các dự án khác như Vành đai 2,5, đường Vành đai 1.

Hà Nội kiên định xây dựng 2 thành phố trực thuộc và 5 trục phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, thành phố kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển.

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Vương Trần |

Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khoá XIII.

Làm rõ vụ bé 5 tuổi có nhiều vết bầm tím, nghi bị bạo hành ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Sáng 17.5, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo vụ việc học sinh Trường mầm non An Dương (quận Lê Chân) nghi bị hành hung.

Khách Hàn Quốc lần đầu thử nước mía Việt Nam: Nhìn đáng sợ, uống là ghiền

Chi Trần |

Trong các bài viết chia sẻ trải nghiệm du lịch ở Việt Nam, nhiều du khách Hàn Quốc bày tỏ sự thích thú với nước mía vì hương vị ngọt tự nhiên, giá thành rẻ.

Một trung tâm đăng kiểm ở Ninh Bình phải đóng cửa do không có đăng kiểm viên

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 3502D - Ninh Bình (thuộc Sở GTVT tỉnh Ninh Bình) phải đóng cửa gần 5 tháng nay do không có đăng kiểm viên.

Các dự án trọng điểm ở Quảng Trị đều gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng

HƯNG THƠ |

Các dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, gồm Khu công nghiệp Quảng Trị, Khu bến cảng Mỹ Thủy và Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây tỉnh Quảng Trị đều gặp khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Hà Nội đề xuất 4 nhóm kiến nghị lớn với Thường trực Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 6.5, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Bí thư Hà Nội nói về mức chênh khủng khi làm đường Vành đai 4 so với Vành đai 2,5

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tính theo phương án giải phóng mặt bằng đã duyệt thì tổng kinh phí để làm một km đường Vành đai 4 thấp hơn rất nhiều so với các dự án khác như Vành đai 2,5, đường Vành đai 1.

Hà Nội kiên định xây dựng 2 thành phố trực thuộc và 5 trục phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, thành phố kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển.