Chú trọng bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất UBND TP.Hà Nội quyết định quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị cần chú trọng hơn vấn đề bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường vào sáng 27.11.

Tham gia góp ý vào Dự thảo Luật, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô là cần thiết, phù hợp nhu cầu tất yếu của sự phát triển. So với luật hiện hành, Dự thảo Luật đã quy định rõ và chi tiết hơn các quy định phát triển NƠXH ở Thủ đô.

Cụ thể, theo mô hình căn hộ chung cư; trường hợp dự án NƠXH được đầu tư xây dựng tại xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì được xây dựng nhà ở riêng lẻ phù hợp với điều kiện về đất đai, dân cư của Thủ đô và quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

UBND TP Hà Nội quyết định quỹ đất xây dựng NƠXH trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị.

Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được lập đồng thời với việc lập đồ án quy hoạch chi tiết; việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết được thực hiện cùng một thời điểm. Việc thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phải được thực hiện trước, làm cơ sở thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết.

Dự thảo cũng quy định việc bố trí vốn ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng NƠXH.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng NƠXH độc lập, UBND TP.Hà Nội giao cơ quan, tổ chức thuộc TP.Hà Nội thực hiện giải phóng mặt bằng và lập dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong phạm vi ranh giới của dự án.

Nói về dự án luật này, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội - cho rằng, thời gian qua, việc bố trí quỹ đất để xây dựng NƠXH trong các dự án nhà ở thương mại tại Thủ đô còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, không đạt mục tiêu đề ra.

Cùng với đó là công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời của một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện đầy đủ, hoàn thành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Trung ương trong việc xây dựng, phát triển thủ đô văn hiến – văn minh – hiện đại, cần chú trọng vấn đề bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH tại Thủ đô.

Còn đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng cần nhanh chóng thể chế hóa và bảo đảm hiệu lực thực thi bằng văn bản quy phạm pháp luật với những định hướng, điều kiện ưu đãi đã được xác định trong đề án về hạ tầng, đất đai, tài chính… cho các doanh nghiệp xây dựng NƠXH.

Trong đó, cần tính đến mức thu nhập phổ biến của người lao động và khả năng có thể mua NƠXH để điều hành chính sách tài chính phù hợp, nhất là lãi suất. Trong đó, cũng cần chú trọng vấn đề bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH tại Thủ đô.

Trước mắt, chính quyền địa phương sớm duyệt dự án 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại cho xây dựng nhà ở xã hội; đồng thời bố trí quỹ đất tập trung để đầu tư NƠXH.

Trước đó hồi cuối tháng 8, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4279/QĐ-UBND phê duyệt danh mục cập nhật các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021-2025 (đợt 1).

Các dự án này dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 8.114 tỉ đồng; cung cấp khoảng 485.120m2 sàn nhà ở, tương ứng 5.572 căn hộ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng cơ chế đặc thù, rõ ràng trong thu hút, sử dụng nhân tài khi sửa Luật Thủ đô

Phạm Đông |

ĐBQH cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong chính sách về thu hút nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó phải thể hiện rõ chế độ thù lao dành cho ứng viên tài năng, chất lượng cao và nên có sự tách bạch giữa nhân tài trong khu vực công và tư.

Nhà lưu trú là giải pháp nhiều ưu thế khi nguồn cung nhà ở xã hội thiếu hụt

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG (thực hiện) |

Do nguồn cung nhà ở xã hội còn rất hạn chế, nhiều công nhân lao động phải đi thuê trọ ở các khu dân cư lân cận với điều kiện sống tạm bợ, chật chội. Ngày 28.10, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về vấn đề này.

Nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư vẫn có thể được bán, cho thuê, thuê mua

Nhóm PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất quy định đối với các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công chỉ được cho thuê, cho thuê mua; đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn khác của Nhà nước thì được bán, cho thuê, cho thuê mua.

Hàng xóm bất ngờ khi công an đến khám xét nhà ông Lưu Bình Nhưỡng ở quê Thái Bình

Trung Du |

Thái Bình - Lãnh đạo xã Hùng Dũng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) và hàng xóm tỏ ra hết sức ngỡ ngàng, bất ngờ khi ngôi nhà ở quê của ông Lưu Bình Nhưỡng bị công an đến khám xét vào đêm qua (14.11).

4 du khách Hàn Quốc bị lũ cuốn tử vong, công an bắt tạm giam Phó giám đốc khu du lịch

Mai Hương |

Ngày 15.11, Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thanh Nghĩa - Phó Giám đốc Khu du lịch Làng Cù Lần về tội vô ý làm chết người.

Đề xuất không hủy dự toán 16.000 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỉ đồng. Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương.

Xóa tư cách Chủ tịch Quảng Ninh với ông Nguyễn Văn Đọc và Nguyễn Đức Long

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối với ông Nguyễn Văn Đọc và ông Nguyễn Đức Long.

Hồ sơ phạm tội của giang hồ Cường "quắt", kẻ liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng

Lương Hà - Trung Du |

Thái Bình - Ông Lưu Bình Nhưỡng vừa bị Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ về hành vi cưỡng đoạt tài sản từ kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (sinh năm 1986, thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án; trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Xây dựng cơ chế đặc thù, rõ ràng trong thu hút, sử dụng nhân tài khi sửa Luật Thủ đô

Phạm Đông |

ĐBQH cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong chính sách về thu hút nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó phải thể hiện rõ chế độ thù lao dành cho ứng viên tài năng, chất lượng cao và nên có sự tách bạch giữa nhân tài trong khu vực công và tư.

Nhà lưu trú là giải pháp nhiều ưu thế khi nguồn cung nhà ở xã hội thiếu hụt

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG (thực hiện) |

Do nguồn cung nhà ở xã hội còn rất hạn chế, nhiều công nhân lao động phải đi thuê trọ ở các khu dân cư lân cận với điều kiện sống tạm bợ, chật chội. Ngày 28.10, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về vấn đề này.

Nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư vẫn có thể được bán, cho thuê, thuê mua

Nhóm PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất quy định đối với các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công chỉ được cho thuê, cho thuê mua; đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn khác của Nhà nước thì được bán, cho thuê, cho thuê mua.