Chốt 8 cơ chế đặc thù cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 18.1, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 92,29%).

Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

Nội dung cơ bản của nghị quyết tập trung vào Điều 4, quy định cụ thể 8 cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025 (khoản 7, Điều 4), nghị quyết quy định: HĐND cấp tỉnh được quyết định lựa chọn không quá 2 huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp. UBND cấp tỉnh quyết định giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia cho huyện được lựa chọn thí điểm.

HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Phạm Thắng
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Phạm Thắng

Việc quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm của các huyện thực hiện cơ chế thí điểm được thực hiện theo dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm đã được HĐND huyện điều chỉnh theo quy định tại điểm b, khoản 7.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm (khoản 1, Điều 4), có ý kiến đề nghị tại điểm c, nêu rõ “trong trường hợp cần thiết HĐND tỉnh phân cấp cho cấp huyện…”, cần cụ thể để thực hiện.

Có ý kiến cho rằng, HĐND tỉnh chỉ giao tổng vốn cho cấp huyện, việc phân bổ chi tiết các dự án, tiểu dự án thành phần nên giao cho cấp huyện để chủ động, linh hoạt điều chỉnh các dự án, tiểu dự án.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, ý kiến của đại biểu là xác đáng và tiếp thu tại điểm c như sau: “HĐND cấp tỉnh quyết định, hoặc phân cấp cho HĐND cấp huyện phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần”.

Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm (khoản 2, Điều 4), tại điểm c, có ý kiến cho rằng, cần phân cấp cho địa phương được quyền điều chỉnh dự toán, kế hoạch giữa các chương trình và giữa vốn sự nghiệp với vốn đầu tư nhưng phải có nguyên tắc để đảm bảo các mục tiêu chung của chương trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, ý kiến tham gia là phù hợp và tiếp thu, điều chỉnh theo hướng, Quốc hội cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo với Thường trực HĐND cho phép điều chỉnh, báo cáo lại HĐND ở kỳ họp gần nhất để tạo sự linh hoạt, kịp thời cho địa phương.

Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (khoản 5), đa số ý kiến thống nhất không áp dụng quy định quản lý tài sản công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 500 triệu đồng, đồng thời đề nghị cần làm rõ cơ sở xác định mức dưới 500 triệu và cần phải có nguyên tắc, cơ chế quản lý đối với các tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, cơ sở để đề xuất mức dưới 500 triệu đồng không áp dụng quy định quản lý tài sản công đã được Chính phủ giải trình làm rõ trong Tờ trình số 13/TTr-CP ngày 12.1.2024.

Việc xác định dựa trên cơ sở tham khảo mức giá trị tài sản theo quy định về xác định giá trị tài sản, vật tư, vật liệu trong quá trình tổ chức thanh lý tài sản công quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26.12.2017 và quy định về giá trị tài sản lớn của một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Về hiệu lực thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, nghị quyết có hiệu lực từ ngày ban hành cho đến khi Quốc hội có quy định khác là phù hợp trong khi thực hiện thí điểm.

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội muốn phân bổ vốn hỗ trợ cho trẻ em nghèo được học mẫu giáo

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị phân bổ lại kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia để có kinh phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đi mẫu giáo vì "không nuôi con gì bằng nuôi con người, không có việc trồng cây gì bằng trồng người".

Phân cấp chương trình mục tiêu quốc gia, nếu không khéo sẽ mất cán bộ

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Tại phiên thảo luận tổ về cơ chế đặc thù, gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chia sẻ câu chuyện nhiều cán bộ ở huyện, xã nhắn tin "xin Phó Thủ tướng đừng giao cho em...".

Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù, gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

ĐÔNG NGUYÊN |

Từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù để tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc.

Bảo hiểm Agribank báo lãi lớn, 78% tổng tài sản gửi ngân hàng

Minh Ánh - Quang Dân |

Trong năm 2023, lợi nhuận của Bảo hiểm Agribank chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư, chứ không tới từ hiệu quả kinh doanh bảo hiểm gốc.

Khởi công xây dựng trụ sở Văn phòng Miền Trung Tây Nguyên Báo Lao Động tại Đà Nẵng

Tường Minh |

Báo Lao Động tổ chức động thổ, khởi công xây dựng trụ sở làm việc Văn phòng Miền Trung Tây Nguyên tại thành phố Đà Nẵng.

Bộ trưởng VHTTDL nói về khoản nợ thuế 1.000 tỉ đồng của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc cưỡng chế khoản nợ thuế đối với Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình rất khó khăn. Chính vì vậy, đơn vị đã đề xuất Bộ Tài chính chủ trì và Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì xử lý, xem xét điều chỉnh lại nội dung này.

Nhiều ý kiến về quy định bỏ xếp loại trong bằng tốt nghiệp THCS

TRÀ MY |

Bên cạnh ý kiến ủng hộ giữ xếp loại trong bằng tốt nghiệp THCS để đảm bảo tính công bằng và khuyến khích học sinh nỗ lực, số khác lại mong muốn bỏ xếp loại nhằm giảm áp lực với học sinh.

Toàn cảnh Bệnh viện Nhi Hà Nội gần 800 tỉ đồng đang xây dựng

HỮU CHÁNH |

Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 794 tỉ đồng, quy mô 200 giường bệnh nội trú, dự kiến hoàn thành vào quý III/2024.

Đại biểu Quốc hội muốn phân bổ vốn hỗ trợ cho trẻ em nghèo được học mẫu giáo

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị phân bổ lại kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia để có kinh phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đi mẫu giáo vì "không nuôi con gì bằng nuôi con người, không có việc trồng cây gì bằng trồng người".

Phân cấp chương trình mục tiêu quốc gia, nếu không khéo sẽ mất cán bộ

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Tại phiên thảo luận tổ về cơ chế đặc thù, gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chia sẻ câu chuyện nhiều cán bộ ở huyện, xã nhắn tin "xin Phó Thủ tướng đừng giao cho em...".

Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù, gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

ĐÔNG NGUYÊN |

Từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù để tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc.