Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, dự kiến sau phiên họp, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết phiên họp và Nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Sáng 4.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.2023.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Trợ lý Tổng Bí thư Đinh Văn Ân.

Tham dự hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi được nửa chặng đường của năm 2023, đồng thời cũng đi được nửa nhiệm kỳ 2021-2025.

Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nổi lên 6 cơn gió ngược như:

- Suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn;

- Hậu quả của đại dịch COVID-19 còn kéo dài;

- Cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ;

- Các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu;

- Các nước đang phát triển có khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế trước những cú sốc từ bên ngoài;

- Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế có độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế, chịu tác động kép từ những yếu tố bên ngoài và bên trong.

Ngoài ra, các vấn đề tồn đọng, kéo dài ngày càng bộc lộ rõ hơn; nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn trong bối cảnh chi phí tăng, đơn hàng giảm, thị trường quốc tế chưa có dấu hiệu phục hồi, cạnh tranh gia tăng.

Trong bối cảnh đó, nước ta đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất hiện nay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 tiếp tục xu hướng tích cực, tốt hơn tháng 5 và quý II tốt hơn quý I trên nhiều lĩnh vực, đóng góp vào kết quả chung của 6 tháng đầu năm 2023. Những mục tiêu lớn cơ bản đạt được, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội còn những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức; trong đó, cần lưu ý 3 nhóm vấn đề lớn: Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra; tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường lao động, việc làm gặp nhiều khó khăn, cần nỗ lực hơn; tình hình kỷ luật kỷ cương có lúc chưa nghiêm, còn tình trạng cán bộ công chức viên chức sợ sai, né tránh trách nhiệm.

Dự kiến sau phiên họp, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết phiên họp và Nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Trước đó, Chính phủ đã cử 26 đoàn công tác làm việc với các địa phương để nắm bắt tình hình, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, định hướng các nhiệm vụ, giải pháp lớn trước mắt và lâu dài.

Thủ tướng đề nghị, các đại biểu tập trung đánh giá khách quan, trung thực tình hình, nhất là những tồn tại, hạn chế, khó khăn, phân tích các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra các bài học kinh nghiệm.

Đồng thời đề xuất các quan điểm, định hướng, trọng tâm chỉ đạo điều hành, nhiệm vụ, giải pháp sát tình hình, khả thi, hiệu quả cao hơn trong tháng 7, quý III và 6 tháng cuối năm, việc chuẩn bị Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội vào cuối năm.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 1.7.2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.

Thủ tướng yêu cầu gỡ vướng về pháp lý để thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng).

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động được Quốc hội quan tâm

Cường Ngô - Phạm Đông |

Sau 23 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 22.5.2023 đến ngày 10.6.2023; đợt 2 từ ngày 19.6.2023 đến ngày 24.6,2023) với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao. Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã được bế mạc vào cuối ngày hôm nay 24.6.2023. Đại biểu Quốc hội đã có đánh giá khái quát về kỳ họp này.

Công viên Tuổi trẻ Thủ đô ngổn ngang sau gần 2 tháng tháo dỡ vi phạm

Vĩnh Hoàng |

Sau gần 2 tháng tháo dỡ các công trình vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, nhiều hạng mục vẫn chưa được xử lý.

Phụ huynh Hà Nội vạ vật, chen chúc giành suất học lớp 10 cho con

Tường Vân - Trà My |

Sau khi Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập, có tới 33.000 học sinh kém một chút may mắn không đủ điểm để vào ngôi trường yêu thích. Đây là khoảng thời gian các phụ huynh và học sinh phải chuyển hướng tìm một ngôi trường khác để theo học. Và cuộc chiến giành suất cho con vào lớp 10 cũng chính thức bắt đầu khi nhiều phụ huynh phải vạ vật, chờ đợi trước cổng trường hàng tiếng để nộp hồ sơ cho con.

Mỗi tỉnh đền bù một giá, dự án cầu 110 nối Đắk Lắk - Gia Lai gần hoàn thành đành "đắp chiếu"

Tiến Thoại |

Cầu 110 nằm trên Quốc lộ 14, nối 2 tỉnh Đắk Lắk - Gia Lai được khởi công xây dựng năm 2017. Nhưng đến nay, cây cầu này vẫn đang trong tình trạng "đắp chiếu" vì người dân ở tỉnh Đắk Lắk không đồng thuận bàn giao mặt bằng, do giá đền bù thấp hơn phía bên kia cầu mà tỉnh Gia Lai đã chi trả.

Gánh hàng rong ngày bán 7 món tấp nập khách ở TPHCM

NGUYỄN LY - NHƯ QUỲNH |

Gánh hàng ăn bán đủ loại mì, bún, nui… tại góc phố Mạc Đĩnh Chi giao Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM là địa chỉ quen thuộc nhiều thực khách vào mỗi sáng sớm.

Cận cảnh thi công cầu 420 tỉ đồng kết nối giao thông Đồng Nai và Bình Dương

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai, nối thành phố Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) có tổng mức đầu tư hơn 420 tỉ đồng đã được khởi công từ cuối tháng 12.2021. Đến nay theo ghi nhận của phóng viên, việc thi công đang diễn ra nhộn nhịp, khẩn trương...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 1.7.2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.

Thủ tướng yêu cầu gỡ vướng về pháp lý để thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng).

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động được Quốc hội quan tâm

Cường Ngô - Phạm Đông |

Sau 23 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 22.5.2023 đến ngày 10.6.2023; đợt 2 từ ngày 19.6.2023 đến ngày 24.6,2023) với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao. Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã được bế mạc vào cuối ngày hôm nay 24.6.2023. Đại biểu Quốc hội đã có đánh giá khái quát về kỳ họp này.