Cân nhắc không áp dụng giao dịch điện tử với các lĩnh vực đất đai, thừa kế

NHÓM PV |

Sáng 30.5, tiếp tục kỳ họp thứ 5, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu để phù hợp với ngành ngân hàng, hải quan

Ông Lê Quang Huy cho biết, đa số ý kiến nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và không áp dụng một số trường hợp loại trừ. Một số ý kiến tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh nhưng đề nghị cân nhắc lộ trình thực hiện để đảm bảo tính khả thi.

Có ý kiến đề nghị nên hạn chế phạm vi điều chỉnh mở rộng đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn, khai sinh… Đồng thời, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cụ thể, rõ ràng các giao dịch điện tử (GDĐT) trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Theo tờ trình của Chính phủ, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh như quy định trong dự thảo Luật dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ… tại Việt Nam hiện đã sẵn sàng, đảm bảo an toàn, tin cậy.

Ông Huy nêu rõ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch có quyền lựa chọn về công nghệ, phương tiện điện tử… để thực hiện giao dịch.

Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy trong GDĐT, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, GDĐT trong cơ quan nhà nước… để có cơ sở pháp lý hướng dẫn GDĐT phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật.

Hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan đã cơ bản được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho phép các lĩnh vực đủ điều kiện có thể thực hiện GDĐT.

Bên cạnh đó, thực tiễn Việt Nam cho thấy, một số lĩnh vực loại trừ áp dụng trong phạm vi điều chỉnh của Luật GDĐT năm 2005 hiện đã được triển khai GDĐT một phần như: đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn đã có dịch vụ công trực tuyến tại nhiều địa phương…

Các dịch vụ công trực tuyến do các bộ, ngành, địa phương cung cấp đang được tích cực triển khai theo hướng khép kín toàn bộ quá trình dịch vụ từ đầu đến cuối (toàn trình). Hơn nữa, việc chuyển đổi số đang được đẩy mạnh trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy Luật GDĐT (sửa đổi) chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của từng loại GDĐT thuộc các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Cũng theo ông Huy, có ý kiến cho rằng cần quy định cụ thể về việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại để phù hợp thực tiễn ngành ngân hàng, hải quan.

"Tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Điều 15 đã được chỉnh lý nội dung yêu cầu chuyển đổi cần đáp ứng và giao Chính phủ quy định chi tiết, thể hiện như trong dự thảo luật, phù hợp với thực tiễn ngành ngân hàng, hải quan", ông Huy thông tin.

OTP, SMS hay sinh trắc học có phải là chữ ký điện tử không?

Theo ông Huy, có ý kiến đề nghị cần làm rõ nội hàm của chữ ký số, chữ ký điện tử; đề nghị làm rõ các hình thức OTP, SMS hay sinh trắc học có phải là chữ ký điện tử không. Đồng thời, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực với vai trò như là chữ ký điện tử.

Về vấn đề này, ông Huy cho biết, hiện nay, các hình thức mã xác thực giao dịch qua tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học, định danh người dùng bằng phương thức điện tử (eKYC)… được sử dụng tương đối phổ biến trong GDĐT.

Tuy nhiên, các hình thức này chỉ được coi là chữ ký điện tử khi kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu; có khả năng xác nhận chủ thể ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Thực tế theo báo cáo của các ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng tài khoản giao dịch, mật khẩu, mã OTP,… do ngân hàng cung cấp để thực hiện giao dịch. Đây là một hình thức xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với nội dung thông điệp dữ liệu (nội dung giao dịch), tuy nhiên những hình thức này không phải là chữ ký điện tử theo quy định của Luật này.

Do đó, các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, để phù hợp với thực tiễn triển khai.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay thảo luận việc lấy phiếu tín nhiệm người do Quốc hội bầu, phê chuẩn

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo nghị quyết quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.

Kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó liên quan đến đất đai, bất động sản, nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó, phức tạp và nhạy cảm, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, giá, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở và các hoạt động giám sát… Do đó cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

Giao dịch điện tử ở cơ quan nhà nước thì không nộp thêm hồ sơ bản cứng

NHÓM PV |

Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nguyên tắc cơ quan nhà nước buộc phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan này không được phép từ chối hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ là bản cứng thì mới tiến hành xử lý hồ sơ.

Công phu nghề dệt chiếu của người làng Cái Chanh ở Cần Thơ

MỸ LY - BÍCH NGỌC |

Dẫu tốn nhiều thời gian và công sức, những hộ dân tại làng nghề dệt chiếu Cái Chanh (phương Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) vẫn ngày ngày cho ra đời những tấm chiếu thủ công bền đẹp với thời gian.

Bên trong tòa bưu điện được ghi danh vào top đẹp nhất thế giới

HỮU CHÁNH |

Bưu điện TP Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh được Tạp chí du lịch Condé Nast Traveller liệt kê vào danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới.

Bán điện thu về 1.000 đồng, Điện lực miền Nam chỉ lãi vỏn vẹn 1,7 đồng

Quang Dân - Đức Mạnh |

Kết thúc năm 2022, doanh thu Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đạt 152.708 tỉ đồng, tăng 10%. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 261 tỉ đồng, giảm đến 74% so với cùng kì.

Khám xét 6 phòng khám ở TP Biên Hoà, thu giữ hàng trăm nghìn giấy nghỉ bệnh

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 31.5, Công an Đồng Nai đã thông tin chính thức về vụ khám xét 6 phòng khám đa khoa ở TP Biên Hoà và bước đầu cho biết, đã thu giữ hàng trăm nghìn giấy chứng nhận nghỉ bệnh hưởng bảo hiểm xã hội.

TPHCM sắp hoàn thành 3 dự án giao thông trọng điểm hơn 45.000 tỉ đồng

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), cầu Long Kiểng và hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, là ba dự án giao thông trọng điểm có tổng vốn hơn 45.000 tỉ đồng sẽ hoàn thành năm nay giúp thay đổi diện mạo giao thông thành phố.

Hôm nay thảo luận việc lấy phiếu tín nhiệm người do Quốc hội bầu, phê chuẩn

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo nghị quyết quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.

Kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó liên quan đến đất đai, bất động sản, nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó, phức tạp và nhạy cảm, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, giá, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở và các hoạt động giám sát… Do đó cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

Giao dịch điện tử ở cơ quan nhà nước thì không nộp thêm hồ sơ bản cứng

NHÓM PV |

Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nguyên tắc cơ quan nhà nước buộc phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan này không được phép từ chối hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ là bản cứng thì mới tiến hành xử lý hồ sơ.