Cái khó khi sáp nhập tỉnh, bộ là do vấn đề “quyền lợi”?

XUÂN HẢI - ĐỨC THÀNH |

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Đồng Tháp Phạm Văn Hòa nhấn mạnh: Khi sáp nhập tỉnh sẽ mang lại hiệu quả về tinh giản biên chế, từ đó hằng năm sẽ giảm hàng nghìn tỉ đồng cho mỗi tỉnh, dùng tiền đó để đảm bảo an sinh xã hội và đầu tư hạ tầng cho những nơi đang bị yếu kém.

Cái khó khi sáp nhập là vì sẽ có người bị mất chức

Theo ông Phạm Văn Hòa, những bộ tương đồng về chức năng, nhiệm vụ cần sáp nhập lại để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Còn về phía tỉnh, cần sáp nhập một số tỉnh có số dân thấp để giảm biên chế, thu gọn bộ máy, ví dụ những tỉnh có dân số 700-800 nghìn có thể sáp nhập lại được.

Thậm chí trước đây, tỉnh Hà Tây có số dân lớn, nhưng khi sáp nhập với Hà Nội vẫn hoạt động hiệu quả. Vậy tại sao các tỉnh khác không sáp nhập được.

Ông Hòa cũng cho rằng, lúc đầu sáp nhập có thể xảy ra sáo trộn về tổ chức bộ máy, nhưng sau một năm sẽ đi vào nền nếp và hoạt động bình thường. Quan trọng khi sáp nhập tỉnh sẽ mang lại hiệu quả về tinh giản biên chế, từ đó hằng năm sẽ giảm hàng nghìn tỉ đồng cho mỗi tỉnh, dùng tiền đó để đảm bảo an sinh xã hội và đầu tư hạ tầng cho những nơi đang bị yếu kém.

Nói về việc sáp nhập tỉnh sẽ khiến việc đi lại của người dân khó khăn, theo ông Hòa, hiện cơ sở hạ tầng tốt hơn trước, tất nhiên ở miền núi thì điều kiện có khó khăn hơn. Như vậy, chúng ta giảm số tiền chi lương trước đây để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội, trong vài năm hạ tầng sẽ tốt hơn, thì việc đi lại của người dân sẽ thuận lợi hơn, cán bộ xuống cơ sở địa phương cũng thuận lợi, dễ dàng hơn.

Nói về việc khó khi sáp nhập, ông Hòa cho rằng, khó khăn chẳng qua là vấn đề con người, sau khi nhập lại, thì có một số người bị mất chức, một bộ phận không còn. Những bộ phận đó người ta cũng không vui, không hài lòng.

Theo ông, cần thực hiện sáp nhập tỉnh trước, sau đó sẽ xem xét sáp nhập các bộ có chức năng nhiệm vụ tương đồng với nhau. Ông Hòa ví dụ, ở nước ngoài, mỗi tỉnh có dân số 100 triệu người, tương đương bằng dân số cả nước ta, thậm chí hơn nhưng họ vẫn quản lý tốt, họ làm được, quản lý được thì chúng ta sẽ làm được, dù bước đầu có khó khăn. Nếu sáp nhận tỉnh, bộ thì số lượng cán bộ giảm đi, giảm nhiều biên chế, giảm đầu tư, giảm chi thường xuyên, lấy ngân sách đó đầu tư cho hạ tầng an sinh xã hội từ đó đất nước phát triển được.

Tránh điệp khúc tách ra rồi lại nhập vào

Theo ông Hòa, sau khi sáp nhập có thể giảm 10 tỉnh có quy mô dân số thấp và có thể giảm được 3-4 bộ. Ông Hòa cũng thừa nhận, cái khó nhất để sáp nhập đó là vấn đề về con người. Phải tinh giản một số lượng người nằm trong bộ máy rất lớn, mà đụng đến con người thì rất nhạy cảm, nhiều tâm tư, đến chế độ chính sách, đến cuộc sống của người đó... Cái khó nữa là quản lý rộng như thế, chắc cán bộ cũng gặp khó khăn đi lại.

“Tuy nhiên, tôi nghĩ về lâu dài phải thực hiện, phải có lộ trình và tính toán thật kỹ, có đề án kế hoạch cụ thể và lấy ý kiến rộng rãi trong dân, trong đội ngũ công chức, viên chức để tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, để thực hiện đề án tinh giản biên chế đạt hiệu quả cao hơn” - ông Hòa nói.

Đồng quan điểm sáp nhập bộ để tinh gọn bộ máy biên chế, ĐB Phan Nguyễn Như Khuê (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, cần phải xem tính tương đồng và lộ trình sắp xếp bộ máy tinh giản để việc thực hiện được hợp lý. Chứ không phải để tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế nên muốn nhập là nhập. “Việc nhập và việc tách trong tiền lệ cũng có những vấn đề xảy ra. Khi nhập rồi, trong quá trình vận hành thấy không hợp lý lại tách ra. Do đó, việc nhập ở những bộ có tính chất tương đồng cần phải xem xét cho đầy đủ để cân nhắc cho hợp lý. Tránh vì sự nôn nóng mà miễn cưỡng gây ra tính bất lợi vừa khó khăn cho cơ quan bị nhập, phát sinh ra những khó khăn, khi ấy sửa lại thì rất khó” - ông Khuê lưu ý.

Ông Khuê cũng nhấn mạnh đối với các tổng cục, bây giờ nghị quyết có rồi, chủ trương đặt ra lâu nay rồi nhưng việc thực hiện chưa đồng nhất, nên lần này phải quyết liệt rà soát sắp xếp lại, không nhất thiết có quá nhiều tổng cục, nhiều vụ, nhiều phòng ban làm tăng gánh nặng cho ngân sách.

Ông Khuê ví von, ông bà nói “thượng bất minh, hạ tắc loạn” tức là ở cao làm thế được thì cấp phường, xã cũng làm được. Thậm chí là cứ lấy nguyên mẫu trên thế nào thì dưới cũng vậy, ở tỉnh kia thế nào thì tỉnh này cũng vậy, mà sự vận hành không khoa học dẫn tới sự chồng chéo trùng lắp, gây nên sự phiền hà trong trách nhiệm của công bộc đối với dân.

Đối với việc sáp nhập các tỉnh, thành cũng vậy, vì đặc trưng vùng miền, tỉnh thành, khác nhau, do đó cần xem xét tính tương quan và tính gắn bó liên kết để làm sao có cơ sở chọn bộ máy hợp lý, gọn nhất mà hoạt động hiệu quả nhất.

Nên sáp nhập các xã không đạt chuẩn về quy mô dân số

Nói về số lượng hơn 11 nghìn xã trong cả nước, ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh: Theo báo cáo giám sát của Quốc hội, hiện 50% số xã là không đạt chuẩn về quy mô dân số, tôi cho rằng, chủ trương nhập các xã thiếu quy mô dân số là hoàn toàn chính xác, sau khi nhập lại, số lượng xã sẽ ít lại, sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và bộ máy cũng giảm cồng kềnh, từ đó tăng lương được cho công chức viên chức. XH-ĐT

XUÂN HẢI - ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế nổi bật trong năm 2023

TAM NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục có một năm sôi động với nhiều sự kiện đáng chú ý…