Cải cách tiền lương ở khu vực công, xóa bỏ mức lương cơ sở là cái gốc

NHÓM PV |

Cải cách tiền lương ở khu vực công quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở - đây là cái gốc, trả lương theo vị trí việc làm, thang bảng lương”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh trong phiên thảo luận tổ tại Quốc hội, sáng 24.10.

"Chị tạp vụ lương cao, kỹ sư mới ra trường lương rất thấp"

Nói về cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết, tháng 5.2018, Trung ương thông qua Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương.

“Đây là quyết định rất đúng, nhưng 6 đến 7 năm qua, mỗi năm chỉ điều chỉnh lương, thực ra bù vào trượt giá, chưa phải là cải cách tiền lương. Thời điểm này là thời điểm chín muồi, không cải cách tiền lương không được nữa”, Bộ trưởng nói.

Ông Đào Ngọc Dung lấy ví dụ, lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng, thấp hơn lương tối thiểu vùng thấp nhất, vậy họ sống làm sao? Từ đó, ông Dung đề nghị thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, ông Đào Ngọc Dung cho rằng, cải cách tiền lương khu vực công (công chức, viên chức) phải đi đôi với cải cách tiền lương doanh nghiệp nhà nước.

“Cải cách tiền lương ở khu vực công quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở - đây là cái gốc, trả lương theo vị trí việc làm, thang bảng lương. Dứt khoát phải cải cách tiền lương doanh nghiệp nhà nước”, ông Dung nói.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dẫn chứng, hiện nay, doanh nghiệp nhà nước gặp tình trạng thua lỗ, công nhân thu nhập không có, nhưng người quản lý lương rất cao.

“Người quản lý đang “ăn” bảng lương hoàn toàn khác với người lao động. Về nguyên tắc cải cách tiền lương doanh nghiệp này, người quản lý phải “ăn” lương cùng với người lao động, lợi nhuận cao thì lương người quản lý cũng cao và lao động cũng cao”, ông Dung nói.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, nhà nước không can thiệp thang bảng lương, doanh nghiệp toàn quyền ban hành thang, bảng lương.

“Thang, bảng lương do mình ban hành cứ 3 năm tăng một lần thì người lao động cứ tằng tằng tăng lương. Do đó, chị tạp vụ lương rất cao, trong khi ông kỹ sư ra trường lương rất thấp”, ông Dung phân tích.

Ông Đào Ngọc Dung cho biết, tới đây, nhà nước bỏ thang, bảng lương, doanh nghiệp tự ban hành. Nhà nước chỉ can thiệp ban hành cho mức lương tối thiểu.

Bộ trưởng LĐTBXH đặt câu hỏi, nếu 1.7.2024, thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước thì người nghỉ hưu, bảo trợ xã hội sẽ tính thế nào?

“Người nghỉ hưu được trả lương hưu theo mức lương cơ sở, nhưng tới đây bỏ mức lương cơ sở thì đối tượng này giải quyết thế nào, họ có được cải cách tiền lương với khu vực công hay không? Nếu cải cách thì mức tăng bao nhiêu %?”, ông Dung đặt câu hỏi và cho rằng cần phải tính toán vấn đề này, nếu không nâng, vô hình chung những đối tượng này càng bị tụt lại phía sau.

“Tôi đề nghị cải cách tiền lương phải nêu rõ thêm cải cách tiền lương khu vực công, đi kèm với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp và điều chỉnh phù hợp lương với người về hưu và các đối tượng xã hội khác”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất.

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Phạm Đông

Tăng lương kèm các biện pháp kiềm chế lạm phát

Cũng liên quan đến vấn đề cải cách tiền lương, thảo luận tại tổ, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, trong năm 2024, điểm nhấn chính là vấn đề tăng lương. Thực hiện Nghị quyết 27 của Trung ương, Chính phủ đã đưa ra đề án cải cách tiền lương và sẽ trình Quốc hội thông qua. Theo đề án, lương của cán bộ công chức và các lực lượng liên quan sẽ tăng từ ngày 1.7.2024.

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý vấn đề kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tăng lương. Bởi mỗi lần điều chỉnh lương, có những tác động tiêu cực lạm phát, giá cả tăng cao.

Hiện nay, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2023, có 31% các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi vấn đề giá cả tăng cao.

Cũng theo nữ đại biểu Đoàn Hà Nội, trong bối cảnh ngân sách hiện nay thì việc tăng lương là sự nỗ lực lớn. Tuy nhiên, việc tăng lương phải thực chất, không cào bằng.

"Theo quy định của Nghị quyết 27, khi tăng lương sẽ không còn các khoản phụ cấp khác. Do đó, Chính phủ cần lưu ý vấn đề khi không còn các khoản phụ cấp, sẽ không ảnh hưởng tới thu nhập của những đối tượng này" - đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Phân quyền hiệu quả để cấp dưới không hỏi lên, cấp trên không với xuống

Nhóm PV |

Chỉ rõ việc phân cấp, phân quyền đạt kết quả chưa cao, chưa rõ ràng, chưa khích lệ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân... Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch theo hướng là từng cấp phải xác định rõ được cái thẩm quyền và trách nhiệm của mình.

Nếu vay thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế chứ không dàn trải

NHÓM PV |

Trong phần thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian trao đổi với các đại biểu liên quan tới các vấn đề về đầu tư phát triển, ứng phó biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đề nghị làm rõ tin ngân hàng thương mại gửi tiền ra nước ngoài lấy lãi cao

NHÓM PV |

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông tin rõ việc có hay không chuyện một số ngân hàng thương mại Việt Nam gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài nhằm lấy lãi suất cao.

Trắc nghiệm: Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng

NHÓM PV |

Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và chưa có vắc xin phòng ngừa. Dù được xem là bệnh lành tính và có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.


Bắt thêm 3 cán bộ sai phạm tại Trường Đại học Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 25.10, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 3 cán bộ tại Trường Đại học Đồng Nai để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Màn trình diễn áo tắm nóng bỏng của Top 20 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023

Anh Trang |

Top 20 Miss Grand International 2023 (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023) khoe dáng nóng bỏng trong trang phục áo tắm, vô cùng ấn tượng.

Bị nhóm bạn đánh hội đồng nhiều lần, nam sinh ở Hà Nội sang chấn tâm lý

Khánh Linh |

Hiệu trưởng Trường THCS Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) cho hay, việc bị nhóm bạn đánh hội đồng nhiều lần khiến em K bị sang chấn tâm lý. Theo kết luận của bệnh viện, em K bị hoảng loạn phân ly.

Vợ chồng ly hôn nhưng vẫn sống chung nhà và cái kết ít ai ngờ tới (Phần 1)

Nhóm PV |

Chúng ta thường nhìn nhận chuyện vợ chồng ly hôn như điều thất bại trong một mối quan hệ, thế nhưng cặp vợ chồng trong câu chuyện hôm nay sẽ đưa chúng ta đi từ bất ngờ này, đến bất ngờ khác. Cũng thông qua câu chuyện ly hôn kì lạ này, hẳn mỗi người sẽ tự có cho mình một đáp án về hạnh phúc.

Chương trình "Giờ thứ 9" do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Phân quyền hiệu quả để cấp dưới không hỏi lên, cấp trên không với xuống

Nhóm PV |

Chỉ rõ việc phân cấp, phân quyền đạt kết quả chưa cao, chưa rõ ràng, chưa khích lệ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân... Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch theo hướng là từng cấp phải xác định rõ được cái thẩm quyền và trách nhiệm của mình.

Nếu vay thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế chứ không dàn trải

NHÓM PV |

Trong phần thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian trao đổi với các đại biểu liên quan tới các vấn đề về đầu tư phát triển, ứng phó biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đề nghị làm rõ tin ngân hàng thương mại gửi tiền ra nước ngoài lấy lãi cao

NHÓM PV |

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông tin rõ việc có hay không chuyện một số ngân hàng thương mại Việt Nam gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài nhằm lấy lãi suất cao.