Bộ trưởng, Thứ trưởng đặt bút ký chuyển địa phương mua vaccine là thất bại

Thùy Linh (thực hiện) |

Thực trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng tái diễn nhiều lần từ đầu năm 2023 mà chưa được giải quyết. Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện cùng đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM) về vấn đề này.

Tái diễn tình trạng cạn kiệt vaccine

Thực trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng tái diễn nhiều lần từ đầu năm 2023 mà vẫn chưa được giải quyết, quan điểm của bà về vấn đề này ra sao?

- Vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại nhiều địa phương trên cả nước lại đang tái diễn tình trạng cạn kiệt. Tại Hà Nội, nhiều loại vaccine đã hết từ tháng 9, tháng 10.2023, vaccine 5 trong 1 chỉ còn cầm cự được đến tháng 12.

Song nghịch lý là vaccine tiêm chủng mở rộng cạn kiệt, thì vaccine dịch vụ vẫn không thiếu loại nào. Nhiều cơ sở tiêm chủng đã khuyên bố mẹ cho con tiêm dịch vụ để đảm bảo sức khỏe, không bỏ sót mũi tiêm nhắc lại.

Câu hỏi đặt ra, là tại sao mua vaccine bằng tiền Nhà nước lại không được?

- Kinh nghiệm qua đại dịch đã cho thấy, Việt Nam có nguồn tiền, có nguồn quỹ vaccine do nhân dân đóng góp nhưng không mua được vaccine, mà phải “mua ké” cùng tư nhân.

Bộ làm không được thì đưa về địa phương có làm được hay không? Nếu tôi là Bộ trưởng hay Thứ trưởng, khi đặt bút ký chuyển về địa phương thì đã là rất thất bại rồi.

Tới ngày tới giờ không đấu thầu được, hậu quả nhãn tiền là không có vaccine cho tiêm chủng mở rộng. Không thể nói nguồn cung bị ngắt. Vì nếu nguồn cung bị ngắt thì vaccine đó đã không có trong vaccine dịch vụ. Vaccine dịch vụ vẫn có đủ, riêng vaccine mua bằng tiền Nhà nước là không đủ. Đây là tự mình làm khó mình.

Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, thưa bà?

- Về khách quan, có thể coi khó khăn đã đi qua, do vậy, nguyên nhân là đứt đoạn về cung ứng đã đỡ rồi, kinh tế bắt đầu hồi phục…

Về chủ quan, chúng ta có khuynh hướng cái gì cũng đấu thầu, mà Luật Đấu thầu các đại biểu đã đấu tranh, tranh luận rất nhiều, nhưng hầu như không có gì khác biệt cho y tế. Do vậy, vẫn chưa thể giải quyết tận gốc được vấn đề. Người làm trong ngành Y tế khi thực hiện đấu thầu đã gặp rất nhiều cản trở. Cái chính là họ cũng lo sợ bị xử lý nếu làm sai.

Năm 2022, chúng ta đã thực hiện đấu thầu vaccine không được, kể cả có sự tham gia của Bộ Y tế. Đến năm 2023, chuyển nguồn đấu thầu vaccine và đưa về cho địa phương thực hiện.

Rõ ràng, chúng ta chưa có thay đổi trong tư duy: “Cái gì khó là đẩy cho cấp dưới làm dù rằng đã biết trước là làm không được”.

Nếu áp dụng máy móc, chắc chắn việc thiếu thuốc, thiết bị còn kéo dài

Vậy theo bà, giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

- Tiền nào cũng là tiền. Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương không có gì khác nhau. Vẫn có những nhóm thuốc đấu thầu Quốc gia được, vậy tại sao vaccine lại không thực hiện được như vậy, thực hiện đấu thầu ở Bộ, đưa nguồn vaccine về các Viện và các địa phương đăng ký lấy vaccine về. Lúc đó, thanh toán thì nguồn tiền đều là của ngân sách. Vậy tại sao lại không thực hiện?

Bộ Y tế ở cương vị đại diện Quốc gia tham gia đấu thầu. Trong khi, vaccine chỉ có một vài nguồn cung cấp. Do vậy, đấu thầu tập trung Quốc gia là hoàn toàn hợp lý.

Điều quan trọng nữa là thái độ khi xử lý công việc, ai cũng không muốn nhận trách nhiệm về mình, để không bị xử lý. Nhưng còn mục tiêu cuối cùng là phục vụ người dân thì lại bỏ mặc.

Cũng cần lưu ý, thuốc là một mặt hàng đặc biệt, với hàng trăm mặt hàng cho một loại bệnh. Do vậy, nếu áp dụng máy móc việc đấu thầu vào thuốc và các trang thiết bị y tế thì câu chuyện “thiếu” này chắc chắn còn kéo dài.

Liệu có đảm bảo đấu thầu là không tiêu cực? Hay chính đấu thầu làm phát sinh tiêu cực?

- Đấu thầu vẫn có thể có những kẽ hở để lọt tiêu cực. Với đặc thù ngành Y tế, đấu thầu càng tốn công sức, tốn thời gian.

Thuốc rẻ thì mới trúng thầu, nhưng thuốc rẻ thì bệnh nhân không tin, chưa kể một số doanh nghiệp dược làm ăn “chộp giật”, khi thấy mặt hàng nào bán chạy thì sẽ nhập nguyên liệu về sản xuất, thay vì nghiên cứu thuốc mới. Đây là cơ chế tạo thuốc Generic (là bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau - PV).

Thuốc Brand đắt là điều đương nhiên, nhưng thuốc Generic là những thuốc hết hạn bản quyền, ai cũng được quyền làm thì thuốc sẽ rẻ. Như vậy, chúng ta đang hướng đến một nền y tế giá rẻ và gây hại.

Chúng ta vẫn phải lưu ý đến yếu tố giá thành, nhưng vẫn phải tăng cường yếu tố chủ động của bệnh viện. Như các bệnh viện tư nhân, họ không hề thiếu thuốc và việc mua thuốc khống chế bằng định suất.

Theo đó, cần lên kế hoạch, một bệnh viện mỗi năm có cơ cấu bệnh tật như thế nào, dự kiến bao nhiêu bệnh nhân, áng chừng chi trả BHYT bao nhiêu... và tự thương lượng, tự mua thuốc.

Xin cảm ơn bà!

Thùy Linh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

TPHCM hết nhiều loại vaccine tiêm chủng cho trẻ em

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh – Ngày 22.11, Phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TPHCM và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, đến hết ngày 21.11.2023, trên địa bàn TPHCM không còn các vaccine DPT, IPV (bại liệt tiêm), VGB, SII (DPT-VGB-Hib). Các vaccine khác còn lại rất ít, chỉ đủ dùng trong một hoặc vài ngày tới là sởi, bOPV, BCG, MR, uốn ván, viêm não Nhật Bản.

Có tâm lý e ngại sợ sai dẫn đến thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế

Thùy Linh - Phạm Đông |

Sáng 1.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình về các vấn đề y tế. Trong đó, Bộ trưởng dành nhiều thời gian giải trình về các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, vaccine...

Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân

Thùy Linh (thực hiện) |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trên cả nước, thậm chí ở bệnh viện tuyến trung ương đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) bên hành lang Quốc hội sáng 24.10.

“Hoa xương rồng”, “Con đường của Hạ” đoạt giải cao nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn

Nhóm PV |

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động tổ chức, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam, diễn ra tối nay (26.11) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Lý do TPHCM có đủ 5 Phó Chủ tịch UBND vẫn muốn xin thêm

MINH QUÂN |

TPHCM - Làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên kiến nghị cho thành phố thêm một Phó Chủ tịch UBND chuyên trách để đảm trách việc thực hiện Nghị quyết 98.

Cháy nhà xưởng tại ngoại thành Hải Phòng, cột khói cao hàng trăm mét

Hoàng Khôi |

Ngày 26.11, thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Hải Phòng, một vụ cháy lớn vừa xảy ra trên địa bàn xã Thái Sơn, huyện An Lão.

Hàng cột điện giữa đường tiềm ẩn tai nạn giao thông

Minh Hạnh |

Hà Nội - Tuyến đường Ngọc Hồi đoạn km12+500 đi qua xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì từ nhiều năm nay có 1 hàng cột điện bị “bỏ quên” nằm giữa đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao và mất mỹ quan đô thị.

Tàu sắt không người lái trôi trên biển được giao cho Cảng vụ Hàng hải xử lý

HƯNG THƠ |

Chiếc tàu vỏ sắt không người lái có chữ nước ngoài trôi dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Trị được giao Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị quản lý, bảo vệ và xử lý.

TPHCM hết nhiều loại vaccine tiêm chủng cho trẻ em

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh – Ngày 22.11, Phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TPHCM và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, đến hết ngày 21.11.2023, trên địa bàn TPHCM không còn các vaccine DPT, IPV (bại liệt tiêm), VGB, SII (DPT-VGB-Hib). Các vaccine khác còn lại rất ít, chỉ đủ dùng trong một hoặc vài ngày tới là sởi, bOPV, BCG, MR, uốn ván, viêm não Nhật Bản.

Có tâm lý e ngại sợ sai dẫn đến thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế

Thùy Linh - Phạm Đông |

Sáng 1.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình về các vấn đề y tế. Trong đó, Bộ trưởng dành nhiều thời gian giải trình về các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, vaccine...

Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân

Thùy Linh (thực hiện) |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trên cả nước, thậm chí ở bệnh viện tuyến trung ương đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) bên hành lang Quốc hội sáng 24.10.