Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Bắc Kạn về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thiên Bình |

Sáng ngày 23.3, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Duy Chinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn; các đồng chí trong đoàn công tác cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, trung tâm vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, diện tích đất có rừng là 356.475,52 ha (đạt tỷ lệ 73,4% độ che phủ). Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 29.000 ha, bao gồm Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Ngoài ra, tỉnh có nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ, lâm sản lớn, giá trị cao... Do đó, thực hiện Chương trình công tác năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương - cơ quan chủ trì sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” đã chọn khảo sát và làm việc với tỉnh Bắc Kạn và một số tỉnh có đặc thù về diện tích và phát triển rừng để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh, đánh giá, chỉ thị 13 đã được triển khai nghiêm túc trên địa bàn tỉnh, đem lại kết quả tích cực. Tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị,…với mục tiêu khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì tỷ lệ độ che phủ hàng năm cao, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, so giai đoạn từ năm 2017-2022, với giai đoạn 2011-2016 giảm bình quân 153 vụ vi phạm/năm; công tác trồng, phục hồi được quan tâm, nhiều chương trình, đề án trồng, phục hồi rừng được ban hành. Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp từng bước được kiện toàn, củng cố.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp còn ở mức cao; Một số vụ phá rừng, khai thác gỗ quý hiếm còn xảy ra; Công tác phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đang tạm dừng hoạt động; Sản phẩm gỗ rừng trồng chưa đa dạng, giá trị gia tăng còn thấp; Ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển lâm nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp tổng hợp còn hạn chế… Ngoài ra, tỉnh còn gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách chung đối với những địa phương có nhiều diện tích đất rừng, độ che phủ rừng tự nhiên cao.

Nhấn mạnh mục tiêu trung ương đề ra giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045 “Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng”, riêng vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 54-55%; đến năm 2045, là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước”, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như: tiếp tục rà soát, bổ sung, ban hành mới chương trình, kế hoạch, đề án để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh; quan tâm nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch bài bản, hiệu quả. Tập trung xử lý các vấn đề nóng, tồn đọng trong thực tiễn cuộc sống, có các giải pháp căn cơ để duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện phát triển rừng bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đất quy hoạch lâm nghiệp. Thực hiện tốt các giải pháp về an sinh xã hội, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.

Đồng chí cũng đề nghị Đoàn công tác tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa các ý kiến tại buổi làm việc để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, cơ chế, chính sách có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh mới.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Huy động hàng trăm người dập tắt cháy rừng ở Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Lực lượng chức năng cùng người kịp thời dập tắt cháy rừng tại huyện Mai Châu.

Bất an cho công nhân khi qua bến Phà Rừng, Hải Phòng

Hà Vi |

Hải Phòng - Mỗi ngày, có đến hàng nghìn lượt khách qua bến Phà Rừng (huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), nhất là vào khung giờ cao điểm, nhiều chuyến đò có dấu hiệu chở quá số người quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Rừng phòng hộ tại Bình Định bị lâm tặc "rút ruột" từng ngày

Hoài Luân |

Tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định), nhiều cây gỗ lớn có chức năng phòng hộ đã bị lâm tặc đốn hạ, khai thác.

Mỹ mong muốn thúc đẩy nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam

Song Minh |

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam.

Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.

Xe đỗ thành 3 hàng chiếm nửa lòng đường, cảnh sát xử phạt không xuể

Tô Thế |

Hà Nội - Đoạn đường trước Khu chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) luôn có hàng loạt xe ôtô dừng, đỗ sai quy định, xếp thành 3-4 hàng, chiếm nửa lòng đường. Mặc dù biết là vi phạm nhưng nhiều chủ xe đành chịu bị xử phạt vì "làm gì có chỗ khác mà đỗ".

Nghi nước sinh hoạt tại Hoàng Mai bẩn: Sẽ lấy mẫu nước để xét nghiệm

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của người dân tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội sau khi thau rửa bể nước sinh hoạt đã phát hiện có rất nhiều cặn bẩn, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Công ty Nước sạch Hoàng Mai cho rằng, muốn biết rõ nguyên nhân phải xét nghiệm nước.

Tranh cãi về việc đối chiếu máy đo nồng độ cồn

Quý An |

Tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả đo của cơ quan chức năng đang là vấn đề gây tranh cãi.

Huy động hàng trăm người dập tắt cháy rừng ở Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Lực lượng chức năng cùng người kịp thời dập tắt cháy rừng tại huyện Mai Châu.

Bất an cho công nhân khi qua bến Phà Rừng, Hải Phòng

Hà Vi |

Hải Phòng - Mỗi ngày, có đến hàng nghìn lượt khách qua bến Phà Rừng (huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), nhất là vào khung giờ cao điểm, nhiều chuyến đò có dấu hiệu chở quá số người quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Rừng phòng hộ tại Bình Định bị lâm tặc "rút ruột" từng ngày

Hoài Luân |

Tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định), nhiều cây gỗ lớn có chức năng phòng hộ đã bị lâm tặc đốn hạ, khai thác.