Lý do Trung Quốc sẵn sàng can thiệp vào Kazakhstan nếu cần

Song Minh |

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết để giúp Kazakhstan vượt qua khó khăn và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc đứng đầu sẵn sàng hành động ở Kazakhstan nếu cần.

SCO sẵn sàng can thiệp

SCMP đưa tin, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc đứng đầu tuyên bố sẽ can thiệp vào tình hình bất ổn ở Kazakhstan nếu cần, nhưng cũng ủng hộ các hành động của chính phủ Kazakhstan - một dấu hiệu chấp thuận cho sự can thiệp của Nga.

Sau những ngày bạo loạn xảy ra, cơ quan tình báo trong nước của Kazakhstan cho biết cựu lãnh đạo tình báo Karim Mosimov đã bị bắt giữ sau khi cơ quan này mở cuộc điều tra về tội danh phản quốc. Ông Mosimov đã bị sa thải vào đầu tuần qua.

Nguyên nhân ban đầu của các cuộc biểu tình ở Kazakhstan là do giá khí đốt hoá lỏng ở trung tâm năng lượng phía tây của đất nước tăng vọt, nhưng Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cáo buộc những người biểu tình là "kẻ cướp và khủng bố" và cho phép lực lượng an ninh bắn mà không cần cảnh báo.

Tổng thống Tokayev cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu hỗ trợ.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết 9 máy bay chở lính dù và khí tài đã hạ cánh xuống thành phố Almaty lớn nhất Kazakhstan và các lực lượng của họ đã giúp bảo đảm an ninh cho sân bay.

Trong khi đó, cơ quan chống khủng bố khu vực của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cũng tuyên bố sẵn sàng mở rộng hỗ trợ cho Kazakhstan “nếu có yêu cầu tương ứng từ cơ quan liên quan của Kazakhstan” - hãng tin TASS của Nga cho hay. Nhưng SCO cũng bày tỏ tin tưởng rằng các hành động hiện tại của Kazakhstan sẽ giúp ổn định tình hình nhanh nhất có thể để bảo đảm an ninh và bảo vệ hệ thống hiến pháp của Kazakhstan.

Trong một tuyên bố riêng, Zhang Ming, tổng thư ký SCO - khối an ninh gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và 4 quốc gia Trung Á khác - nói rằng ông hy vọng tình hình sẽ sớm ổn định. “Duy trì ổn định nội bộ và hòa hợp xã hội ở Cộng hòa Kazakhstan với tư cách là một quốc gia thành viên của SCO là một trong những yếu tố quan trọng cho hòa bình và an ninh trong khu vực" - ông Zhang nói.

Cảnh sát Kazkhastan dẹp bạo loạn. Ảnh: AFP
Cảnh sát Kazkhastan dẹp bạo loạn. Ảnh: AFP

Lợi ích của Nga và Trung Quốc ở Kazakhstan

Các nhà quan sát ngoại giao cho hay, Trung Quốc và Nga dường như đồng ý về hành động sẽ được thực hiện ở Kazakhstan để tránh xâm phạm phạm vi của nhau.

Kazakhstan là nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường lớn vào năm 2013. Kazakhstan có chung đường biên giới 1.700 km với Trung Quốc - có nghĩa bất ổn ở Kazakhstan có nguy cơ tràn sang khu vực Tân Cương của Trung Quốc.

Danil Bochkov, nhà nghiên cứu tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, cho biết: “Trung Quốc có sự hiện diện kinh tế rất tích cực ở Kazakhstan, trong khi chương trình nghị sự an ninh ở đó vẫn là đặc quyền của Nga. Tôi không nhận thấy bất kỳ phản ứng tiêu cực nào từ Trung Quốc về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình từ Nga, vì Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ hỗ trợ chính quyền Kazakhstan trong việc đưa đất nước trở lại ổn định và đảm bảo an ninh”.

Ông Bochkov nhận định, Trung Quốc không có khả năng can dự quá nhiều vào các vấn đề an ninh khu vực trong tương lai gần, vì mối quan hệ của họ với Nga và những lo ngại có thể xảy ra rằng các quốc gia CSTO khác có thể có sự tham gia của Bắc Kinh.

Ông nói: “Cuộc khủng hoảng Kazakhstan hiện nay cho thấy CSTO không chỉ là một cơ chế hoạt động thường trực, hoạt động nhiều hơn để thể hiện sự hợp tác an ninh giữa các quốc gia thuộc Liên Xô cũ… mà nó có thể hành động kịp thời và giải quyết các vấn đề an ninh”.

Ngày 7.1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi thông điệp ủng hộ Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev trong bối cảnh hỗn loạn đang lan rộng tại nước này. Ông Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ nỗ lực của Kazakhstan nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với người đồng cấp Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi hôm 6.1 rằng Mỹ hoàn toàn ủng hộ các thể chế hiến pháp và tự do truyền thông của Kazakhstan và muốn có một giải pháp hòa bình tôn trọng quyền của người dân.

Nhưng ông Blinken bày tỏ lo ngại về vai trò của Nga, và phát biểu với báo giới: “Tôi cho rằng các nhà chức trách và chính phủ Kazakhstan chắc chắn có đủ năng lực để giải quyết các cuộc biểu tình một cách thích hợp, theo cách vừa tôn trọng quyền của những người biểu tình vừa duy trì luật pháp và trật tự. Vì vậy không rõ tại sao họ cảm thấy cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài”.

Wan Qingsong, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Nga tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, cho biết, Trung Quốc và Nga - hai nước đang tăng cường quan hệ an ninh trong những năm gần đây - sẽ có lập trường tương tự đối với Kazakhstan.

Ông Wan nói rằng Nga vẫn là một người chơi không thể thay thế trong an ninh khu vực, nhưng nói thêm: “Trung Quốc chắc chắn sẽ chú ý đến các hoạt động diễn ra ở Kazakhstan, bởi vì không chỉ sự ổn định chính trị của phía Kazakhstan đang bị đe dọa, mà còn cả an ninh và sự ổn định của các lợi ích của Trung Quốc ở Kazakhstan, cũng như an ninh và sự ổn định của khu vực Tân Cương của Trung Quốc”.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Tiết lộ lý do Trung Quốc tăng mua khí đốt của Nga

Khánh Minh |

Trung Quốc đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung khí đốt từ Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Australia.

Các đơn vị Nga đầu tiên đến Kazakhstan dẹp bạo loạn

Ngọc Vân |

Chiếc máy bay đầu tiên chở quân gìn giữ hòa bình của Nga đã tới Kazakhstan hôm 6.1 để hỗ trợ quốc gia Trung Á dẹp bạo loạn.

Toàn cảnh bạo loạn ở Kazakhstan và lý do Nga không thể đứng nhìn

Ngọc Vân |

An ninh Trung Á, khả năng tiếp cận không gian và người dân tộc Nga là những lý do khiến Nga không thể khoanh tay đứng nhìn tình trạng bạo loạn ở Kazakhstan.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tiết lộ lý do Trung Quốc tăng mua khí đốt của Nga

Khánh Minh |

Trung Quốc đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung khí đốt từ Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Australia.

Các đơn vị Nga đầu tiên đến Kazakhstan dẹp bạo loạn

Ngọc Vân |

Chiếc máy bay đầu tiên chở quân gìn giữ hòa bình của Nga đã tới Kazakhstan hôm 6.1 để hỗ trợ quốc gia Trung Á dẹp bạo loạn.

Toàn cảnh bạo loạn ở Kazakhstan và lý do Nga không thể đứng nhìn

Ngọc Vân |

An ninh Trung Á, khả năng tiếp cận không gian và người dân tộc Nga là những lý do khiến Nga không thể khoanh tay đứng nhìn tình trạng bạo loạn ở Kazakhstan.