Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng lạc quan

H.M |

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 5.2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 700 triệu USD tăng 2,3% so với tháng 4.2018, tương đương kim ngạch xuất khẩu tháng 5.2017.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,1 tỉ USD tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng thủy sản xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2018 đạt 585,4 nghìn tấn, trị giá 2,4 tỉ USD, tăng 3,5% về lượng và 14,3% về kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2017.

Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tôm các loại là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 4 tháng đầu năm 2018, đạt 999,2 triệu USD với lượng xuất khẩu đạt 103,5.000 tấn, tăng 12,7% về lượng và tăng 11,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Cá tra, cá basa là mặt hàng có lượng xuất khẩu đạt cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2018, đạt 256.000 tấn, trị giá 605 triệu USD, giảm 1,6% về lượng, nhưng tăng 17,4% về trị giá. Giá trung bình xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 19,3%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tại thị trường trong nước, 5 tháng đầu năm sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, khai thác thủy sản, theo thống kê, đầu vụ cá năm 2018 điều kiện thời tiết trên biển thuận lợi, nên cá giò và cá nục xuất hiện ở ngư trường gần bờ khá dày. Nhiều bà con ngư dân trúng đậm cá giò, cá nục, cá cơm…

Trong 5 tháng đầu năm 2018, ước sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 1.334.000 tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khai thác biển ước đạt 1.270.000 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Khai thác nội địa ước đạt 15.000 tấn.

Báo cáo của địa phương, tại 3 tỉnh chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương trong 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 9.227 tấn cá ngừ. Trong đó, tại Phú Yên sản lượng khai thác 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2.287 tấn; Bình Định ước đạt 4.750 tấn; Khánh Hòa ước đạt 2.190 tấn.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5.2018 ước đạt 334.000 tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1.341 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017.

Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 tháng ước đạt 485,3.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng cao như: Đồng Tháp đạt 161.000 tấn, tăng 8%; An Giang đạt 125.000 tấn, tăng 9%; Cần Thơ đạt 74.000 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng với con tôm, trong 5 tháng đầu năm 2018, sản lượng tôm nước lợ của cả nước ước đạt 176.000 tấn, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 86.000 tấn, sản lượng tôm thẻ ước đạt 90,2 nghìn tấn. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản lượng tôm sú ước đạt 69.000 tấn, tăng 6,2%; sản lượng tôm thẻ ước đạt 72.000 tấn, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Đặc biệt, đã xuất hiện tín hiệu vui về giá khi trong tháng 5.2018, giá cá tra nguyên liệu vẫn ở mức cao. Người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường nuôi cá tra trở lại.

Trong khi giá tôm thẻ chân trắng giảm, loại 60 - 70 con/kg hiện chỉ còn ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg (trước đó giá hơn 120.000 đồng/kg); tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giảm từ mức khoảng 90.000 đồng/kg xuống còn khoảng 70.000-80.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ chân trắng giảm do ảnh hưởng bởi giá thế giới giảm, một số nước xuất khẩu tôm trên thế giới đã giảm giá bán để cạnh tranh.

Trong khi đó, giá bán tôm sú vẫn khá ổn định. Hiện, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205.000-225.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 150.000 - 165.000 đồng/kg.

Trong năm 2017, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là các nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (38,1%), Nhật Bản (32,2%), Hàn Quốc (28,6%)... Theo các chuyên gia, bài học trong xuất khẩu thủy sản sang các thị trường khó tính (như EU, Mỹ…) cho thấy, không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể phù hợp, giải quyết triệt để các rủi ro trong xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Do đó, các cơ quan chức năng, DN và người dân cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Về pháp luật, chính sách: Hiện nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản với Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ làm suy giảm chất lượng, thương hiệu thủy sản Việt Nam. Do đó, các bộ, ban ngành, cơ quan liên quan cần sớm xây dựng và ban hành, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu.

Cần tăng cường phối hợp, liên kết 3 bên Nhà nước - DN - nông dân. Thực trạng trên nhiều lĩnh vực hiện nay là Nhà nước - DN - nông dân đôi lúc thiếu sự gắn kết và phối hợp chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, trong khi DN và cơ quan chức năng đôi lúc còn bị động chính sách. Do vậy, cần sớm xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước gắn kết DN với người dân.

H.M
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.