Thị trường khẩu trang y tế tăng giá bất thường: Sao chưa bị xử lý?

Khánh Vũ (thực hiện) |

Trước tình trạng khẩu trang y tế “cháy hàng”, bị đẩy giá lên gấp 3 lần như hiện nay, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm quản lý và xử lý hành vi vi phạm?

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) khẳng định: Tổng cục đang kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý đối với mặt hàng khẩu trang y tế. Ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh:

Điểm c, khoản 2, Điều 10 Luật Giá cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Khoản 1, Điều 11 Luật Giá quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá); phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Thưa Tổng cục trưởng, đối với hành vi găm hàng, tạo sốt giả để đẩy giá lên cao nhằm trục lợi, trong khi Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan, ban, ngành đang nỗ lực phòng, chống dịch viêm phổi cấp do virus Corona có coi là hành vi bất hợp pháp cần phải xử lý?

- Khoản 1, Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) quy định xử phạt đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định “người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Giá khẩu trang y tế đã bị đẩy lên cao gấp 3-4 lần. Ảnh: Kh.V
Giá khẩu trang y tế đã bị đẩy lên cao gấp 3-4 lần. Ảnh: Kh.V

Thưa Tổng cục trưởng, thực tế là giá khẩu trang y tế trên thị trường đã bị đẩy lên cao gấp 3-4 lần. Người dân có thể liên hệ tới đâu để yêu cầu kiểm tra, xử lý?

- Tổng cục Quản lý thị trường đã có văn bản yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý theo địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh của virus corona;

Phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh của virus Corona để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vân chuyển hàng giả là hàng hóa dùng để phòng, chữa bệnh; trường hợp nếu phát hiện các hành vi nói trên có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.

Nếu phát hiện các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm để mua vét, gom hàng, định giá hàng hóa bất hợp lý,  người dân có thể gọi điện thoại đến đường dây nóng: 1900888655,  lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Xin cảm ơn Tổng cục trưởng!

Khánh Vũ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Hành trình di chuyển của 3 người Việt nhiễm virus Corona

Văn Thắng |

3 người Việt nhiễm virus Corona được một công ty Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cách đây 2 tháng. Hôm qua 30.1 đã được Bộ Y tế chính thức công bố 3 người này đã nhiễm virus Corona.

Đối phó dịch virus Corona, người dân đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi

Anh Thư - Tùng Giang - Minh Quân |

Để ngăn chặn và phòng ngừa các nguy cơ xâm nhập, lây nhiễm dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, người dân tại TPHCM và Hà Nội di chuyển đến những nơi công cộng, đông người đã trang bị những chiếc khẩu trang.

Trước dịch Corona, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu 5 lần/thập kỷ

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch virus Corona là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu sau khi dịch lan ra khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Infographic: Hành trình di chuyển của 3 người Việt nhiễm virus Corona

Văn Thắng |

3 người Việt nhiễm virus Corona được một công ty Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cách đây 2 tháng. Hôm qua 30.1 đã được Bộ Y tế chính thức công bố 3 người này đã nhiễm virus Corona.

Đối phó dịch virus Corona, người dân đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi

Anh Thư - Tùng Giang - Minh Quân |

Để ngăn chặn và phòng ngừa các nguy cơ xâm nhập, lây nhiễm dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, người dân tại TPHCM và Hà Nội di chuyển đến những nơi công cộng, đông người đã trang bị những chiếc khẩu trang.

Trước dịch Corona, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu 5 lần/thập kỷ

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch virus Corona là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu sau khi dịch lan ra khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới.