Tái cơ cấu lâm nghiệp:

Hướng tới kim ngạch 13 tỉ USD, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Ngọc Linh |

Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (TCCLN), mặc dù là ngành đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và triển khai thực hiện tái cơ cấu (TCC) và phải đối diện với bối cảnh quốc tế và trong nước với nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, nhưng ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, hiệu quả hoạt động của ngành; thu nhập, đời sống người dân được nâng cao. 

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng gần 7,30%/năm

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp (LN) tăng nhanh (năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 4,6%, năm 2013 đạt 5,9%). Từ năm 2013 đến nay, giá trị sản xuất LN tăng bình quân 7,29%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 4-4,5%. Diện tích rừng tăng nhanh và ổn định, từ 12,306 triệu ha với độ che phủ rừng 37% năm 2004 tăng lên 14,061 triệu ha với độ che phủ rừng 40,84% năm 2015. Đến năm 2017, độ che phủ rừng đã đạt 41,45% năm 2017. Năm 2018 ước đạt 41,45%. Năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng không ngừng được nâng lên. Đến năm 2017, tổng diện tích rừng trồng gỗ lớn của cả nước đạt 130 ngàn ha, chiếm 3,65% diện tích rừng trồng cả nước. Bình quân hàng năm cả nước trồng được 235 ngàn ha rừng tập trung, trong đó trên 90% là rừng sản xuất. Tỉ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 85%, tăng 15% so với năm 2013; xây dựng các mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, điển hình như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai... Năng suất rừng trồng bình quân hiện nay đạt 21.86m3/ha/năm. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 5 năm qua đã tăng hơn 3,3 lần, từ 8 triệu m3 năm 2013 lên 18 triệu m3 năm 2017. Tỉ trọng nguyên liệu gỗ sản xuất trong nước cung cấp cho công nghiệp chế biến đã tăng từ 66% năm 2012 lên khoảng 80% năm 2017...

Những kết quả trên đã góp phần gia tăng số lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm cho ngành LN, ngành chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 thế giới

Theo Bộ NNPTNT, kim ngạch XK gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng từ 250 triệu USD năm 2000 lên trên 6,2 tỉ USD vào năm 2014, đạt 7,1 tỉ USD vào năm 2015 và là ngành hàng có tỉ trọng xuất siêu cao. Năm 2017, ngành LN đã xác lập nên một kỷ lục mới khi ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản XK đã mang về trên 8 tỉ USD, vượt trước 3 năm so với mục tiêu đề ra của Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về XK gỗ.

Bên cạnh đó, dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chính sách chi trả DVMTR là một trong 10 thành tựu nổi bật của ngành NNPTNT giai đoạn 2010 - 2015. Tổng số tiền thu từ DVMTR từ năm 2011-2017 là 8.005,179 tỉ đồng. Mức thu trung bình từ 1.200 - 1.300 tỉ đồng/năm trong giai đoạn 2015 - 2016 và đạt 1.709 tỉ đồng năm 2017. Tổng kết 10 năm vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với 8 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là thành công lớn của quá trình TCCLN, huy động hiệu quả, bền vững các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành LN. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ chính sách chi trả DVMTR bình quân 1,8 triệu đồng/hộ/năm.

Đặc biệt, tính đến tháng 10.2018 cả nước đã thu 2.557 tỉ đồng tiền DVMTR, đạt 109 % kế hoạch năm 2018 và 161% so với cùng kỳ năm 2017 nhờ vào việc áp dụng quy định mới trong đơn giá chi trả DVMTR và sự tích cực của các địa phương, sự vào cuộc của toàn xã hội.

Ngọc Linh
TIN LIÊN QUAN

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Tổng LĐLĐVN ra Nghị quyết hỗ trợ người lao động mất việc, giảm giờ làm

Hà Anh |

Chiều 16.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã ký Nghị quyết 06/NQ-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.