Gia tăng giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt

Tuyết Lan - Bảo Trung |

Việt Nam vừa đón tin vui khi có thêm 3 sản phẩm nông sản được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Điều này đã cho thấy năng lực cạnh tranh của nông sản Việt đang được nâng cao, tạo động lực tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chinh phục những thị trường lớn, khó tính.

Thêm 3 mặt hàng nông sản được cấp "visa"

Vừa qua, Bộ NNPTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký kết 3 Nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang Trung Quốc. Trong đó, sầu riêng đông lạnh được xem là sản phẩm ưu tiên với tiềm năng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin, việc chuẩn bị cho xuất khẩu sầu riêng cấp đông, sau khi giữa Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư, tỉnh sẽ chờ hướng dẫn của Bộ NNPTNT để triển khai cách làm này một cách phù hợp.

Bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk kỳ vọng rằng, sau khi có nghị định thư, huyện đã làm việc với các cơ quan của Trung ương và tỉnh để tìm hiểu về quy trình xuất khẩu sầu riêng cấp đông. Địa phương đang chờ hướng dẫn để có những chuyến hàng xuất khẩu sầu riêng cấp đông trong dịp Lễ hội sầu riêng sắp tới.

Một chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, xuất khẩu sầu riêng, có kho bãi tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk - chia sẻ: "Việc cấp đông sầu riêng để xuất khẩu đem lại lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh thị trường với các quốc gia khác trong khu vực. Bởi lẽ, khi cấp đông sầu riêng sẽ được bảo quản lâu hơn, ít tốn không gian chứa trong các container, gia tăng số lượng vận chuyển. Tuy nhiên, quá trình cấp đông phải được làm một cách chặt chẽ, chi phí đầu tư hệ thống khá lớn nên doanh nghiệp muốn đi xa, bền vững phải chấp nhập bỏ vốn trước".

Sầu riêng Việt Nam mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ảnh: Bảo Trung
Sầu riêng Việt Nam mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ảnh: Bảo Trung

Nhiều cơ hội cho nông sản Việt ở thị trường quốc tế

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế, hiện nay nhu cầu tiêu thụ nông sản an toàn, hữu cơ và chất lượng cao trên thế giới ngày càng tăng, tạo cơ hội cho các sản phẩm nông sản Việt Nam. Song song đó, hàng nông sản Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi chưa có sự đồng bộ trong các khâu sản xuất, phân phối đưa ra thị trường.

Đơn cử, gặp khó khăn trong truy xuất nguồn gốc khi hệ thống kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc chưa được hoàn thiện, làm khó cho việc chứng minh nguồn gốc sạch và an toàn của sản phẩm. Nguyên nhân do chưa hình thành nhiều khu vực sản xuất tập trung quy mô lớn và đa dạng sản phẩm; thị trường tiêu thụ còn thiếu ổn định nên chưa khuyến khích nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất.

Ngoài ra, sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà phân phối còn yếu. "Để xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Cần tăng cường đầu tư vào hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Tăng cường liên kết giữa các bên liên quan. Tổ chức các diễn đàn kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp và các nhà phân phối để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào các mô hình sản xuất an toàn và bền vững. Cung cấp các khoản vay lãi suất thấp hoặc hỗ trợ trực tiếp cho các dự án phát triển chuỗi tiêu thụ nông sản an toàn..." - PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt đang được nâng cao

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, với những lợi thế về nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, nông sản Việt Nam có những thế mạnh nhất định để cạnh tranh trên thị trường thế giới và tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu.

“Việc có thêm 3 sản phẩm nông sản được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đã thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan Nhà nước trong việc đàm phán, khai thông và đối thoại để mở cửa thị trường Trung Quốc cho nhiều mặt hàng nông sản hơn. Hiện tại, số lượng nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này đã tăng lên 17 mặt hàng. Thị trường Trung Quốc trước đây được cho là "dễ tính", nhưng hiện nay đã trở nên khắt khe hơn, đòi hỏi cao về chất lượng, an toàn và xuất xứ sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nỗ lực để đáp ứng" - TS Võ Trí Thành khẳng định.

Tuyết Lan - Bảo Trung
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh thị trường, đưa nông sản Việt Nam gần hơn với người tiêu dùng

Hương Giang |

Ngày 14.6, chương trình “Hành trình OCOP” đã chính thức được ra mắt. Chương trình giúp mang các sản phẩm nông sản Việt tới gần hơn với người tiêu dùng.

Cảng Chu Lai - Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Thanh Thảo |

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Tạo thuận lợi tối đa cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngọc Vân |

Tại buổi tiếp Bí thư tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Quảng Tây tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tăng ngày nghỉ lễ là đề xuất chính đáng vì người lao động

Tường Minh |

Việc tăng thêm ngày nghỉ lễ cho người lao động đang trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận và kiến nghị từ cử tri đến Quốc hội.

Vắt vẻo trên độ cao hàng trăm mét tại đường dây 500kV

Nhóm PV |

Các công nhân trên công trường dự án đường dây 500kV mạch 3 khẩn trương hoàn thành các công đoạn cuối cùng để bàn giao dự án cho đơn vị quản lý vận hành đóng điện.

Cuối năm 2024, Hà Nội khởi công hầm chui gần 750 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội dự kiến khởi công hầm chui nút giao Cổ Linh - cầu Vĩnh Tuy, vốn đầu tư gần 750 tỉ đồng vào cuối năm 2024.

UAV sát thủ của Nga phá hủy trạm radar Ukraina

Song Minh |

Máy bay không người lái sát thủ UAV Lancet của Nga tấn công trạm radar Ukraina.

Thực hư tin xuất hiện siêu bão gần Biển Đông

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất của Rappler.com bác bỏ những thông tin lan truyền về một siêu bão gần Biển Đông.

Đẩy mạnh thị trường, đưa nông sản Việt Nam gần hơn với người tiêu dùng

Hương Giang |

Ngày 14.6, chương trình “Hành trình OCOP” đã chính thức được ra mắt. Chương trình giúp mang các sản phẩm nông sản Việt tới gần hơn với người tiêu dùng.

Cảng Chu Lai - Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Thanh Thảo |

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Tạo thuận lợi tối đa cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngọc Vân |

Tại buổi tiếp Bí thư tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Quảng Tây tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.