Vận động viên Lê Đức Phát và kỳ Olympic đáng nhớ trên đất Pháp

HOÀNG HUÊ |

Trong lần đầu tiên tham dự Olympic, vận động viên (VĐV) cầu lông Lê Đức Phát không thể quên khoảnh khắc cờ trong mưa cho Đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc.

Kỳ Olympic đầu tiên nhiều kỷ niệm

Olympic Paris 2024 là kỳ Thế vận hội đầu tiên của tay vợt cầu lông Lê Đức Phát. Anh chia sẻ, bản thân xác định tới Pháp không chỉ để thi đấu cọ xát, mà còn nắm bắt mọi cơ hội để tiến sâu ở nội dung đơn nam.

Đúng như mục tiêu ban đầu đề ra, Đức Phát đã thi đấu nỗ lực khi ra sân. Vận động viên quê Đồng Nai (thời điểm đó đang xếp hạng 71 thế giới) giành chiến thắng trước đối thủ người Đức - Fabian Roth (hạng 83 thế giới) với tỉ số 2-0 ở trận mở màn vòng bảng. Tuy nhiên, sau đó, anh để thua 1-2 trước tay vợt người Ấn Độ Prannoy Haseena (hạng 13 thế giới) ở lượt trận thứ 2, qua đó khép lại hành trình tại Olympic 2024.

Trao đổi với Lao Động, VĐV Lê Đức Phát chia sẻ: “Sau khi thắng trận đầu tiên, tôi có hy vọng bản thân sẽ đi tiếp. Đến trận đấu thứ 2 gặp tay vợt Ấn Độ, tôi tiếp tục có cơ hội để thắng nhưng lại không thể tận dụng được. Việc không thể vượt qua vòng bảng là điều khiến tôi tiếc nuối nhất.

Dẫu vậy, nhìn lại kỳ Olympic vừa qua, tôi khá hài lòng về phong độ của mình. Cả tôi và Thùy Linh đều rơi vào bảng đấu không dễ dàng, nhưng trải qua 2 trận vòng bảng, tôi thể hiện khá tốt, đặc biệt là ở màn so tài thứ 2. Bộ môn cầu lông, ban huấn luyện và chúng tôi đặt mục tiêu phát huy hết khả năng của bản thân để vượt qua vòng bảng. Mọi thứ vẫn theo kế hoạch nhưng do đối thủ cũng rất bản lĩnh, có trình độ cao hơn nên tôi không thể đi tiếp”.

Tay vợt sinh năm 1996 cho biết, việc được tham dự Olympic giúp anh học hỏi nhiều điều từ sinh hoạt, tập luyện cũng như phong cách thi đấu của các vận động viên hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, kỳ Thế vận hội tại Pháp mang đến nhiều ý nghĩa, bài học và kỷ niệm cho vận động viên 26 tuổi, không chỉ riêng về mặt chuyên môn. Khoảnh khắc phất cờ cho Đoàn thể thao Việt Nam ở lễ khai mạc chính là hình ảnh khiến Đức Phát không thể nào quên.

“Hôm khai mạc, thời tiết tại Pháp rất xấu, trời đổ mưa lớn. Nước mưa thấm vào, khiến quốc kỳ bị rủ, không bay theo gió được. Lúc đó, tôi chỉ biết cố gắng hết sức có thể để làm sao phất quốc kỳ nước mình thật mạnh, thật đẹp để người xem trực tiếp cũng như qua sóng truyền hình thấy được và nhớ về hình ảnh Đoàn thể thao Việt Nam đã tới tham dự Olympic 2024. May mắn, khoảnh khắc đó được mọi người chú ý nhiều, hình ảnh được chia sẻ rộng rãi nên tôi rất vui” - Đức Phát bày tỏ.

Mục tiêu tham dự Olympic 2028

Theo bảng xếp hạng mới nhất của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) công bố ngày 6.8, Lê Đức Phát đã vươn lên xếp hạng 64 thế giới. Như vậy, khép lại Olympic Paris 2024, vận động viên Việt Nam đã nhảy vọt tới 7 bậc trên bảng xếp hạng so với vị trí trước đó (hạng 71 thế giới). Đây là bước tiến đáng kể và phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của Đức Phát.

Anh chia sẻ: “Olympic là đấu trường danh giá nhất dành cho các vận động viên thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Kỳ Olympic tiếp theo sẽ diễn ra trên nước Mỹ vào năm 2028. 4 năm là quãng thời gian khá dài, tôi chưa thể được điều gì. Tuy nhiên, trong kế hoạch và mục tiêu của bản thân, tôi vẫn hy vọng tiếp tục được tham dự Thế vận hội 2028”.

Tay vợt nam số 1 Việt Nam khẳng định, để hoàn thành mục tiêu trên, anh phải nỗ lực từng ngày, tập trung duy trì phong độ ít nhất trong 4 năm tới, không được phép xao nhãng. Bởi lẽ, nếu có thêm 1 lần tham dự đấu trường Olympic, đó sẽ là điều rất tuyệt vời.

“Trong thời gian tới, tôi còn nhiều giải đấu để tham dự. Hy vọng bản thân sẽ duy trì được phong độ tốt như khi thi đấu ở Olympic 2024. Trước mắt, tôi sẽ cố gắng để hoàn thành mục tiêu lọt vào top 50 thế giới vào cuối năm nay” - Lê Đức Phát cho biết.

HOÀNG HUÊ
TIN LIÊN QUAN

Olympic 2024 và chuyện đua với thời gian

TAM NGUYÊN |

Những cuộc đua tốc độ ở Olympic 2024 khiến cho người ta có cảm giác thời gian bị bóp méo…

Cơ hội nào cho Breaking tồn tại ở Olympic?

TAM NGUYÊN |

Breaking ra mắt Olympic tại Paris nhưng sẽ không có trong chương trình ở Los Angeles 2028.

Olympic 2036 sẽ lại về châu Á?

TAM NGUYÊN |

Ngay trong khi Olympic 2024 đang diễn ra, các ứng viên đã đưa ra nhiều lý lẽ để kéo Thế vận hội 2036 về với mình.

Những khoảnh khắc ấn tượng tại Olympic 2024

TAM NGUYÊN |

Olympic 2024 để lại những khoảnh khắc thực sự ấn tượng người hâm mộ và toàn thế giới.

Thể thao Việt Nam nhìn từ hành trình tại Olympic 2024

HOÀNG HUÊ - CHI TRẦN |

Hành trình tại Olympic 2024 chỉ ra những việc thể thao Việt Nam cần phải làm ngay.

Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024 khu vực Đông Nam Á

Chi Trần |

Có 5 đoàn thể thao đến từ Đông Nam Á giành được huy chương ở Olympic 2024.

Thể thao Việt Nam cần có hành động thực tế sau thất bại ở Olympic

HOÀI VIỆT |

Sau hai kỳ Olympic liên tiếp không giành huy chương, ngành thể thao không chỉ rút kinh nghiệm bằng văn bản, bằng các cuộc họp mà cần bắt tay thực hiện cải thiện chuyên môn.

Chinh phục đỉnh núi lửa cao gần 4.000m ở xứ vạn đảo Indonesia

Hương Chi |

Đường leo núi lửa Rinjani ở Indonesia qua đồi cỏ mênh mông, vực sâu thăm thẳm, cho tới những dốc dài dựng đứng phủ đầy đất đá núi lửa. Lòng người cảm giác rờn rợn, vì chỉ sơ sẩy nhỏ là gặp nạn.

Olympic 2024 và chuyện đua với thời gian

TAM NGUYÊN |

Những cuộc đua tốc độ ở Olympic 2024 khiến cho người ta có cảm giác thời gian bị bóp méo…

Cơ hội nào cho Breaking tồn tại ở Olympic?

TAM NGUYÊN |

Breaking ra mắt Olympic tại Paris nhưng sẽ không có trong chương trình ở Los Angeles 2028.

Olympic 2036 sẽ lại về châu Á?

TAM NGUYÊN |

Ngay trong khi Olympic 2024 đang diễn ra, các ứng viên đã đưa ra nhiều lý lẽ để kéo Thế vận hội 2036 về với mình.

Những khoảnh khắc ấn tượng tại Olympic 2024

TAM NGUYÊN |

Olympic 2024 để lại những khoảnh khắc thực sự ấn tượng người hâm mộ và toàn thế giới.

Thể thao Việt Nam nhìn từ hành trình tại Olympic 2024

HOÀNG HUÊ - CHI TRẦN |

Hành trình tại Olympic 2024 chỉ ra những việc thể thao Việt Nam cần phải làm ngay.

Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024 khu vực Đông Nam Á

Chi Trần |

Có 5 đoàn thể thao đến từ Đông Nam Á giành được huy chương ở Olympic 2024.

Thể thao Việt Nam cần có hành động thực tế sau thất bại ở Olympic

HOÀI VIỆT |

Sau hai kỳ Olympic liên tiếp không giành huy chương, ngành thể thao không chỉ rút kinh nghiệm bằng văn bản, bằng các cuộc họp mà cần bắt tay thực hiện cải thiện chuyên môn.