Thể thao Việt Nam cần học cách tiến từng bước

TAM NGUYÊN |

Tiến từng bước chắc chắn là điều đã được đúc kết mà thể thao Việt Nam cần nhớ để thay đổi.

Thể thao Việt Nam trải qua kỳ Olympic thứ hai liên tiếp không có huy chương. Đó là một nỗi buồn sâu sắc, không phải trong bối cảnh so với một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á có huy chương Olympic 2024.

Tiếc nuối cho thể thao Việt Nam không đạt kết quả như mong muốn của các nhà chuyên môn, của người hâm mộ.

Trong giai đoạn cuối những năm 1990, đầu 2000, chiến lược “đi tắt đón đầu” được đánh giá là hợp lý để thể thao Việt Nam tiến nhanh lên tốp đầu khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, khi mục tiêu là vươn lên trình độ của châu Á, của thế giới, sự vội vàng là điều không được phép.

Trong sự phát triển, tiến từng bước chắc chắn là nền tảng cho sự phát triển nhanh sau đó. Nhưng với thể thao Việt Nam, sự tập trung, định hướng, nguồn lực, cách làm… tất cả đều dường như chỉ nghĩ đến “đích”.

Ai cũng muốn một cái đích đẹp, nhưng quá trình lại bị bỏ qua. Có thể lấy ví dụ từ phần thi đấu của lực sĩ Trịnh Văn Vinh tại Olympic 2024 làm ví dụ. Đặt cạnh đó là quá trình phá kỷ lục của vận động viên nhảy sào người Thụy Điển.

Nghe có vẻ không liên quan - mà thực tế là không liên quan, nhưng câu chuyện chính cần nói là quá trình. Chắc chắn và đầy chiến lược.

Năm 2014, kỷ lục thế giới mới môn nhảy sào nam ở mức 6m16 do vận động viên người Pháp, Renaud Lavillenie, xác lập. Kỷ lục đó được giữ cho đến năm 2020, với sự xuất hiện của Duplantis, khi đó mới 20 tuổi.

Vận động viên mang 2 quốc tịch Thụy Điển và Mỹ lập kỷ lục mới - 6m17, vào ngày 8.2.2020. Kể từ đó, trong vòng 4 năm, anh có thêm 8 lần phá kỷ lục (của chính mình), với điểm đáng chú ý là mỗi lần chỉ… 1cm.

Trong những cú nhảy của Duplantis, người ta thấy anh hoàn toàn có thể ngay lập tức phá rất sâu chỉ số. Kể cả ở Olympic 2024, nơi kỷ lục mới được xác lập là 6m25, người ta tính rằng, anh thậm chí còn có thể nâng mức kỷ lục lên thêm khoảng 6cm nữa.

Nhưng vì sao anh không thực hiện ngay điều đó? Trong câu chuyện kể về Duplantis, người ta nói, anh chỉ nâng kỷ lục của mình lên từng cm một để được nhiều lần… nhận tiền thưởng.

Điều đó cũng có thể đúng, nhưng trong yếu tố chuyên môn, nó cho thấy sự thận trọng trong từng bước đi và không tạo ra áp lực lớn cho chính mình. Dù biết khả năng đến mức nào.

Thất bại của Trịnh Văn Vinh là hình ảnh của thể thao Việt Nam tại Olympic 2024. Ảnh: Olympic Games
Thất bại của Trịnh Văn Vinh là hình ảnh của thể thao Việt Nam tại Olympic 2024. Ảnh: Olympic Games

Trở lại với thể thao Việt Nam và phần thi của Trịnh Văn Vinh hạng 61kg nam, đô cử người Bắc Ninh thất bại theo cách khá giống Thạch Kim Tuấn tại Olympic 2020, cũng ở hạng cân này.

3 năm trước, Kim Tuấn không có điểm xếp hạng vì thất bại trong cả 3 lần thực hiện động tác cử đẩy (mức 150kg và 153kg). Trước đó, anh chỉ thành công 1 lần ở phần thi cử giật (126kg).

Còn tại Paris 2024, Văn Vinh thất bại trong cả 3 lần cử giật nên không có cơ hội vào phần thi cử đẩy.

Lực sĩ 28 tuổi và ban huấn luyện đăng ký mức tạ 128kg - chỉ sau Li Fabin của Trung Quốc. Và anh thất bại cả 3 lần. Trong khi đó, Theerapong Silachai (Thái Lan) và Hampton Morris (Mỹ) đăng ký mức tạ ban đầu lần lượt 127kg, 122kg, sau đó thành công ở 132kg và 126kg.

Kết quả, họ lần lượt giành huy chương bạc, huy chương đồng, chỉ thua Li Fabin quá vượt trội.

Văn Vinh bị ảnh hưởng bởi chấn thương, lần đầu tiên dự Olympic còn ít kinh nghiệm, điều đó đúng, nhưng để đến mức không có điểm và thi tiếp phần cử đẩy thì cần xem xét lại về chiến thuật thi đấu.

Kỳ vọng huy chương - Văn Vinh là người thi áp chót, lại là nội dung có hy vọng - nên áp lực lớn. Điều đó cũng dễ hiểu, nhưng chính lúc đó mới cần sự bình tĩnh và tính toán. Chọn cách chơi đột phá trong điều kiện không phải tốt nhất, đó là một vấn đề.

Bài học cần được rút ra, không chỉ cho Văn Vinh mà cả thể thao Việt Nam.

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Thể thao Việt Nam cần có hành động thực tế sau thất bại ở Olympic

HOÀI VIỆT |

Sau hai kỳ Olympic liên tiếp không giành huy chương, ngành thể thao không chỉ rút kinh nghiệm bằng văn bản, bằng các cuộc họp mà cần bắt tay thực hiện cải thiện chuyên môn.

Olympic 2024 bế mạc và nỗi buồn thể thao Việt Nam

Lê Vinh |

Olympic 2024 chính thức khép lại với lễ bế mạc vào rạng sáng 12.8, với những điểm nhấn là sự tiếp nối trong kịch bản từ Paris đến Los Angeles - thành phố đăng cai Olympic 2028.

Nhìn lại thể thao Việt Nam tại Olympic 2024

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 175 cùng nhà báo Lê Thành Lương nhìn lại hành trình của thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024.

Báo Lao Động đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch nước trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2024).

Ngược núi lên Mộc Châu soi giá bất động sản

Minh Nguyễn |

Thời gian qua, khi bất động sản ở Hà Nội có dấu hiệu bão hòa, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Công ty chứng khoán ồ ạt tăng vốn, chuẩn bị “cuộc chơi” lớn

Lục Giang |

Với nhu cầu cấp thiết về việc bổ sung nguồn vốn hoạt động, đặc biệt là cho vay margin, các công ty chứng khoán ồ ạt phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ.

Đời tư của diễn viên đóng cô gái người Dao đang gây sốt

Thùy Trang |

Diễn viên Thu Hà Ceri nhận nhiều sự chú ý khi đóng vai nữ chính trong phim "Đi giữa trời rực rỡ".

Cuộc chiến của các quán quân âm nhạc ở "Anh trai say hi"

Bình An |

Ở chương trình Anh trai say hi và cả Anh trai vượt ngàn chông gai đều quy tụ dàn quán quân như Đức Phúc, Quốc Thiên, Ali Hoàng Dương, Rhyder...

Thể thao Việt Nam cần có hành động thực tế sau thất bại ở Olympic

HOÀI VIỆT |

Sau hai kỳ Olympic liên tiếp không giành huy chương, ngành thể thao không chỉ rút kinh nghiệm bằng văn bản, bằng các cuộc họp mà cần bắt tay thực hiện cải thiện chuyên môn.

Olympic 2024 bế mạc và nỗi buồn thể thao Việt Nam

Lê Vinh |

Olympic 2024 chính thức khép lại với lễ bế mạc vào rạng sáng 12.8, với những điểm nhấn là sự tiếp nối trong kịch bản từ Paris đến Los Angeles - thành phố đăng cai Olympic 2028.

Nhìn lại thể thao Việt Nam tại Olympic 2024

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 175 cùng nhà báo Lê Thành Lương nhìn lại hành trình của thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024.