Nỗi buồn sau cuộc tái xuất của cựu binh 36 tuổi

DŨNG TÂN |

Lần thứ 3, cựu binh Phạm Kim Huệ nói lời chia tay rồi lại phải trở lại để vào vai người “giải cứu” khi đã bước sang tuổi 36. Phía sau đam mê, năng lực, sự bền bỉ đặc biệt của cựu binh này đã phơi bày một nghịch cảnh của bóng chuyền nữ, lâu nay vẫn được nhìn với lăng kính của sự hào nhoáng…

2 lần xin nghỉ rồi quay lại thi đấu

Kết thúc mùa giải 2016 với chức vô địch lịch sử cùng Ngân hàng Công thương Việt Nam, phụ công Kim Huệ tuyên bố giải nghệ và bổ sung vào thành phần Ban huấn luyện. Thế nhưng ở vòng 2 giải VĐQG 2017, cựu đội trưởng ĐTQG này vẫn xuất hiện trong các trận đấu của đội bóng ngành ngân hàng trong vai trò của một đầu tàu.

Dù không muốn và đã nghỉ đấu, Huệ không thể từ chối lời đề nghị tha thiết của lãnh đạo cùng các đồng đội, nhất là trong bối cảnh không có người thay thế xứng đáng do những thử nghiệm khi không có Kim Huệ đều thất bại. Bất chấp việc Ngân hàng Công thương Việt Nam không bảo vệ thành công ngôi vị mà chỉ đứng thứ 3, Huệ vẫn là một trong những cầu thủ chơi hay nhất giải khi đã 35 tuổi.

Kết thúc mùa 2017, một lần nữa Huệ lại nói lời chia tay, và như chia sẻ của tượng đài Hà Thu Dậu - HLV Ngân hàng Công thương Việt Nam - thì “chẳng ai nỡ giữ Huệ nữa”, bởi 2 mùa rồi bà mẹ một con này đều xin nghỉ và rồi vẫn phải gồng mình gắng sức cày ải khi đội quá cần. Còn với Huệ, đó đơn giản là thời điểm “nên và phải dừng lại để lo cho mình cùng cô con gái nhỏ quanh năm xa mẹ”.

Rồi vẫn phải… cố

Ai cũng nghĩ Huệ sẽ được nghỉ thật. Trên thực tế trong suốt giai đoạn chuẩn bị cũng như vòng một giải VĐQG 2018, cô đã tập trung cao độ cho vai trò của một HLV phó của Ngân hàng Công thương Việt Nam và làm rất tốt công việc huấn luyện, thậm chí còn được tin tưởng giao phó vị trí trợ lý ở ĐTQG trẻ.

Thế nhưng Kim Huệ lại vừa phải quyết định tái xuất một lần nữa, ít nhất là cho đến hết mùa giải 2018. Những gì đã thể hiện ở vòng 1 cho thấy, đội bóng Ngân hàng Công thương chẳng những không có người, có phương án thay thế khoảng trống Huệ để lại mà thực sự rơi vào khủng khoảng khi thiếu “lão tướng” này.

Đang từ vị thế ứng viên vô địch hàng đầu, đội bóng ngân hàng không có Huệ yếu hẳn cả về lực lượng lẫn lối chơi. Tại Cúp Hùng Vương 2018, họ chấp nhận đứng thứ 3, thua cả Thông tin LienVietPostBank đang trẻ hóa và kém hẳn Bình Điền Long An. Chưa kể, mới đây đội lại mất tới 5 cầu thủ vì nhiều lý do khác nhau.

Từ nhiều tuần nay, bên cạnh trách nhiệm của một HLV phó, Huệ còn phải nỗ lực tối đa để tập thể lực, chuẩn bị để cùng các đàn em bước vào giai đoạn lượt về đầy thử thách.

Nghịch cảnh của bóng chuyền Việt Nam

Kim Huệ ở tuổi 36 với đẳng cấp và sự chuyên nghiệp hiếm có vẫn đủ sức thi đấu với phong độ cao ở giải đấu cao nhất của bóng chuyền Việt Nam. Tiếng vừa là HLV kiêm cầu thủ, chỉ đóng vai dự bị song gần như chắc chắn Kim Huệ sẽ phải gồng mình gắng sức “cày ải”. Và có thủ lĩnh tinh thần lẫn chuyên môn này dẫn dắt, Ngân hàng Công thương Việt Nam lại có thể cạnh tranh ngôi cao nhất.

Lần thứ 3 tái xuất của Huệ chứng tỏ tài năng, niềm đam mê, sự bền bỉ phi thường của cựu binh 36 tuổi. Chỉ có điều, nó cũng phơi bày nghịch cảnh về lực lượng, đào tạo trẻ của bóng chuyền Việt Nam.

Các “lão bà” đã qua thời đỉnh cao vẫn đang phủ bóng lên cả một giải đấu. Ngoài Kim Huệ, cũng ở Ngân hàng Công thương Việt Nam, còn có sự trở lại của tay chuyền 2 những 38 tuổi Hà Thị Hoa, sau thời gian nghỉ sinh con thứ 2. Trong khi đó, đội ĐKVĐ Bình Điền Long An vẫn đang phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào ngôi sao 31 tuổi Ngọc Hoa. Thái Binh mấy mùa giải gần đây có đạt thứ hạng tốt hay không, thậm chí có trụ hạng nổi hay không, đều dựa cả vào một tay của “búa máy” ngày nào giờ đã 33 tuổi là Bùi Huệ.

Bóng chuyền nữ, vẫn mang danh là môn số 2 của TTVN, chỉ sau bóng đá, đang thiếu hụt cầu thủ chất lượng nghiêm trọng chứ chưa nói đến tài năng. Thiếu đến mức một ngôi sao, một cầu thủ giỏi phải nghỉ thi đấu vì chấn thương hay giải nghệ, cả một đội bóng, kể cả một vài trung tâm như Thông tin LienVietPostBank, Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng lập tức lao đao. Thiếu hụt nghiêm trọng tới mức thị trường chuyển nhượng đóng băng, dù nhu cầu rất cao và tiền chi không tiếc. Nhiều đội sẵn sàng chi tiền tỉ chỉ để có một cầu thủ tốt nhưng bất lực.

Khi ra đời cách đây 2 năm, đội bóng nhà giàu Hóa chất Đức Giang Hà Nội từng chính thức đặt vấn đề với chủ công đội tuyển quốc gia Hà Ngọc Diễm mức phí lót tay 1,5 tỉ đồng, kèm theo khoản lương 30 triệu đồng/tháng, hay gợi ý cựu binh Phạm Yến chuyển về đầu quân trong vai trò HLV kiêm VĐV với mức giá 3 tỉ đồng đều bất thành. Họ chỉ có thể kiếm được những cầu thủ làng nhàng, để rồi rơi vào nghịch cảnh thừa tiền thiếu người và thua tan tác.

Bóng chuyền nữ vẫn đang phải trả giá cho một thời gian dài buông lỏng mảng phát hiện đào tạo trẻ, chạy theo thành tích trước mắt với tư duy ăn xổi, nhất là trong 10 năm chạy đua thuê dùng thời vụ cầu thủ nước ngoài (2004-2014).

Cái giá phải trả đang và sẽ còn rất đắt…

Kết thúc mùa 2017, phụ công Phạm Kim Huệ đã nối dài số lần liên tiếp dự tranh VĐQG lên con số 18 - một kỷ lục “độc nhất, vô nhị” của không chỉ môn bóng chuyền mà của cả thể thao Việt Nam. Huệ cũng sở hữu kỳ tích 8 lần tham dự SEA Games, khi mới 16 tuổi đã chiếm vị trí chính thức rồi 19 tuổi đã đeo băng đội trưởng, đóng vai trụ cột số 1 ở cả CLB lẫn ĐTQG.

DŨNG TÂN
TIN LIÊN QUAN

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế nổi bật trong năm 2023

TAM NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục có một năm sôi động với nhiều sự kiện đáng chú ý…