Ai “bắt bệnh, chữa bệnh” cho một nền bóng đá?

GIANG ANH |

Sai lầm và thất bại kiểu “tự sát” của U.22 Việt Nam đã cho thấy, bóng đá Việt Nam đang bị “bệnh”. Vấn đề là không ai biết bệnh gì, ở đâu dù gần như tất cả chúng ta đều là… “bác sĩ”, với thói quen “nhìn đâu cũng thấy vi trùng”.

“Chết” bởi vì “bệnh… tâm lý”

Chê trách, giễu cợt, móc máy và quy kết… khi “cơn bão” đi qua rồi và chỉ còn lại cảm giác hụt hãng lẫn trống rỗng, có khi nào bạn thấy giật mình với câu hỏi: Minh Long là “thủ thạm” nhưng có thể cũng chỉ là “nạn nhân”? Và HLV Hữu Thắng cũng thế?

Bởi 9 năm qua, tính ra thì năm nào bóng đá Việt cũng thất bại. 5 kỳ SEA Games, 4 kỳ AFF Cup, 3 chuyên gia ngoại và 3 ông thầy nội, tất cả đều có chung một kịch bản: Sai lầm sẽ chọn một ai đó để bắt đầu cho thất bại và kéo theo hàng loạt vấn đề phía sau, căn bản vẫn giống hệt nhau.

Này nhé, HLV Hữu Thắng với thất bại ở SEA Games 2017 này là một “phiên bản” khác so với AFF Cup 2016. Vòng bảng ổn, lượt đi bán kết trên đất Indonesia thua 1-2 nhưng chơi tốt và lượt về nhập cuộc với thế chủ động hoàn toàn, đối thủ chỉ lo phòng ngự.

Thế nhưng như trò đùa, sai lầm như “từ trên Trời rơi xuống” với Nguyên Mạnh. Một pha bóng vô hại, thủ thành của đội Tuyển Việt Nam đón hụt đẩy Đình Đồng đang lao về hỗ trợ vào thế bị động, khiến bóng trúng chân “biếu không” đối phương bàn thắng. Sai tiếp sai, Mạnh có pha đạp vào lưng đối thủ phải nhận thẻ đỏ và mọi thứ tuột khỏi tầm tay, dù 10 chống 11 và chúng ta thắng 2-1 trong 90 phút.

AFF Cup 2014, đội Tuyển Việt Nam vượt qua vòng bảng “nhẹ tựa lông hồng”, bán kết lượt đi chơi trên sân Malaysia, bỏ lỡ nhiều cơ hội và chỉ thắng 2-1. Mọi thứ lợi thế đều đứng về phía thầy trò HLV Miura, thế nhưng ở Mỹ Đình đội Tuyển Việt Nam là liên tiếp mắc những sai lầm ngớ ngẩn với những sai sót của Tiến Thành, Nguyên Mạnh rồi thua 2-4 cay đắng.

Một năm sau đó ở SEA Games 2015, U.23 Việt Nam có vé bán kết sớm, gặp chủ nhà Myanmar và rộng cửa lấy vé chung kết. Chơi “trên cơ”, dồn ép chủ nhà và có bàn thắng mở tỉ số của Huy Toàn nhưng bị gỡ hòa bởi cái tay của Ngọc Thắng chạm bóng vô duyên dẫn đến penalty. Không biết bao cơ hội được tạo ra rồi ném đi và không thể ghi bàn, cuối cùng U.23 Việt Nam bị loại bởi một tình huống lãnh nhách khi bóng chạm chân hậu vệ đi vào lưới.

Hai giải đấu liên tiếp bóng đá Việt Nam được dẫn dắt bởi thầy nội là HLV Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc đều bị loại từ vòng bảng, điểm chung là đều xuất phát từ sai lầm rồi kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống, y hệt như trường hợp U.22 Việt Nam với Hữu Thắng trên đất Malaysia: AFF Cup 2012, đội Tuyển Việt Nam có bàn thắng dẫn trước, có thế trận tốt nhưng từ một pha bóng “vô thưởng, vô phạt”, đội trưởng Minh Đức lại phạm lỗi dẫn đến quả penalty và bị gỡ hòa.

Bởi trận hòa tai nạn đó, đội đánh mất mình và thua Philippines, Thái Lan. Còn SEA Games 2013, sai lầm của thủ môn Bửu Ngọc khiến U.23 Việt Nam thua Singapore 0-1, thất bại đánh sập toan tính và ý chí của các cầu thủ trẻ.

HLV Miura hai giải đấu thua ở bán kết đều do sai số xuất hiện. SEA Games 2011 thời HLV Falko Goezt cũng dừng chân ở bán kết rồi thua tan nát trong trận tranh HCĐ, gần như cả đội bóng vị trí nào cũng gặp vấn đề, sai sót. Và Henrique Calisto, ông thầy đưa đội Tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008, cả SEA Games 2009 lẫn AFF Cup 2010 đều “ôm hận” khi học trò sai lầm.

Nếu như chung kết trên đất Lào, Tấn Trường để thua vì cái vai đau sau khi bóng chạm chân Xuân Hợp thành bàn đá phản thì bán kết lượt đi AFF Cup 2010 ở Malaysia, lại là Tấn Trường với hai bàn thua “biếu không” đối thủ chiến thắng.

“Bệnh... tâm lý”

Khi nói về trận quyết đấu với U.22 Thái Lan, cựu tuyển thủ Quốc Vượng nhận định rằng, lo ngại nhất là vấn đề tâm lý, dễ dẫn đến sai sót. Nỗi lo đó ngay lập tức hiện hữu, với hai sai lầm của thủ môn Minh Long.

“Trận hòa U.22 Indonesia là tai nạn. Thế nhưng chúng ta không thể vượt qua tai nạn đó nên thành vấn đề của cả hệ thống và thất bại do đánh mất chính mình”. Chia sẻ với đồng nghiệp Hữu Thắng, HLV Phan Thanh Hùng - người từng thất bại do mất kiểm soát với đội Tuyển Việt Nam sau trận hòa tai nạn với Myanmar ngày ra quân - nhận định.

Ông Hùng cho rằng, vấn đề lớn nhất của bóng đá Việt Nam ở các giải đấu lớn, đó là khả năng kiểm soát cái đầu, trạng thái tâm lý do quá căng thẳng, với sức ép bủa vây từ mọi phía nên tự tạo áp lực cho mình. Ở những trận đấu bình thường hay không bị sức ép chơi tốt, thể hiện được chuyên môn nhưng gặp áp lực là tâm lý, đánh mất mình.

Bởi chịu áp lực lớn nên “có những thứ không thể giải thích nổi” và chính ông Hùng hiểu nhất nên đồng cảm với nỗi đau của HLV Hữu Thắng hay Toshiya Miura. Chuẩn bị ổn, nhập cuộc tốt và có nhiều tín hiệu tích cực, thế nhưng cứ đến trận đấu hay thời điểm có tính chất quyết định và đối diện với sức ép là vấn đề tâm lý lại thành bài toán nan giải.

Nó khiến cầu thủ đánh mất sự tự tin, mất kiểm soát bản thân dẫn đến những sai lầm không tưởng mà Minh Long, Nguyên Mạnh hay việc các cầu thủ HAGL như Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn, Công Phượng cũng “mất hút” chỉ là minh chứng hiển hiện nhất. Bởi khó lý giải, thế nên mới có chuyện ông Chủ tịch VFF nghi ngờ “có vấn đề” và sau trận thua Malaysia 2-4 ở Mỹ Đình tuyên bố “mời cơ quan điều tra vào cuộc”.

Chức vô địch AFF Cup 2008, những tưởng sau lần đầu tiên lịch sử, áp lực đeo đẳng bóng đá Việt bao năm trời sẽ được giải tỏa. Thế nhưng không phải, nó vẫn là “bóng ma” và bao năm nay khiến chúng ta tự gục ngã. Đó là lý do bóng đá nữ có thể chơi, thể hiện khác các đội tuyển nam, khi chỉ có động lực thay vì chịu nhiều sức ép.

Thế mới nghiệt ngã, với đặc thù của một nền bóng đá không giống ai với sự hoang mang do không biết làm lại từ đâu, bằng cái gì.

GIANG ANH
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Khách du lịch ùn ùn đổ về các khu, điểm du lịch ở Ninh Bình dịp Tết Quý Mão

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023 (từ ngày 29 đến ngày mùng 2 Tết) các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 8,5 vạn lượt khách du lịch, tăng gấp 7 lần so với dịp Tết Nguyên đán 2022.

An Giang: Giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng dầu

Thành Nhân |

Các Đội Quản lý thị trường của tỉnh An Giang đã tổ chức giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn. Trong đó, có 555 cơ sở đang hoạt động, còn 1 cơ sở hết xăng, dầu nhưng vẫn mở cửa hoạt động.

Trực Tết tại bệnh viện: Niềm hạnh phúc không phải nghề nào cũng có

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Với những y sĩ phải trực Tết, gia đình họ sẽ phải chịu thiệt thòi vì tình thương và trách nhiệm giờ đây phải sẻ nửa cho những bệnh nhân và xã hội ngoài kia.